Kết quả kinh doanh quý III/2016 và lũy kế 9 tháng đầu năm của CTCP Nhiệt Điện Phả Lại (PPC) cho thấy, lợi nhuận của Công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi tỷ giá. Theo ông Lê Thế Sơn, Kế toán trưởng PPC, tính từ đầu năm đến nay, giá đồng yên (JPY) đã tăng lên hơn 20 đồng/JPY và PPC đã phải trích lập dự phòng cho khoản vay này hơn 600 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Trong đó, riêng quý III, khoản lỗ chênh lệnh tỷ giá chiếm hơn 89 tỷ đồng, khiến lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 13 triệu đồng, giảm rất mạnh so với con số 73 tỷ đồng năm 2015. Cũng theo ông Sơn, dù đồng JPY chưa có dấu hiệu giảm nhưng đã có phần chững lại nên PPC hy vọng quý IV/2016, Công ty sẽ không phải gánh nhiều lỗ từ khoản vay ngoại tệ. Hiện nay, số dư nợ vay hợp đồng vay dài hạn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty mẹ vay lại hợp đồng vay vốn của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), vào khoảng hơn 22 tỷ yên. PPC cũng cho biết, lợi nhuận cuối năm 2016 của Công ty sẽ được cải thiện do hết khấu hao từ dây chuyền II và từ đóng góp của CTCP Nhiệt điện Hải Phòng và Nhiệt Điện Quảng Ninh. Với tỷ lệ sở hữu lớn tại 2 DN trên, PPC có thể ghi nhận hạch toán lãi từ hoạt động liên doanh liên kết này. Tuy nhiên, riêng năm nay, Nhiệt Điện Quảng Ninh mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn do ít chịu rủi ro từ hoạt động vay ngoại tệ, trong khi Nhiệt điện Hải Phòng lại đang trong tình trạng chịu lỗ chênh lệch tỷ giá một khoản vay lớn bằng đồng yên. 9 tháng đầu năm 2016, doanh thu của PPC đạt 4.489 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước và lỗ 350 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2015, Công ty lãi 441 tỷ đồng. Trong năm 2016, PPC sẽ tiếp tục hạch toán lợi nhuận từ CTCP Nhiệt điện Hải Phòng với mức cổ tức của năm 2015 là 5,5% bằng tiền, tương đương khoảng 70 tỷ đồng. Như đã đề cập ở trên, Nhiệt Điện Hải Phòng cũng là doanh nghiệp đang có khoản vay bằng đồng yên khá lớn, nên kết quả kinh doanh trong năm 2016 sẽ chịu nhiều tác động từ rủi ro tỷ giá tương tự PPC. Riêng trong quý III/2016, chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận ròng của Công ty. Hiện nay, tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu của Nhiệt Điện Hải Phòng vẫn ở mức cao (247,6%), với khoản vay đáng kể để đầu tư xây dựng nhà máy. Hơn 90% dư nợ vay dài hạn của Công ty là vay bằng ngoại tệ, gồm 422 triệu USD và 6,9 tỷ JPY, với lãi suất vay đối với dư nợ vay bằng đồng USD và JPY lần lượt là 5,78% – 6,07%/năm và 3,91% – 4,41%/năm, nên chi phí lãi vay khá lớn. Hiện tại, áp lực tỷ giá là mối lo không nhỏ đối với Nhiệt điện Hải Phòng. Mặc dù biến động tỷ giá vẫn là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN có lượng vay lớn bằng ngoại tệ, tuy nhiên sự chuyển động tăng/giảm của các ngoại tệ lại đang có những ảnh hưởng trái chiều. Điển hình, CTCP Nhiệt Điện Nhơn Trạch 2 (NT2), một trong những DN điện có quy mô lớn nhất đang niêm yết, có các khoản vay lớn bằng USD và EUR, nhưng 2 đồng ngoại tệ này không có quá nhiều biến động lớn nên chênh lệch tỷ giá các khoản vay của NT2 trong quý III đã giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, tổng dư nợ gốc khoản vay ngoại tệ ở Nhơn Trạch 2 là hơn 120 triệu USD và hơn 110 triệu EUR. Tính riêng trong quý III/2016, NT2 đạt doanh thu kênh chứng khoán thuần 1.510 tỷ đồng, tăng 18% và lợi nhuận còn 263,5 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2016, NT2 ghi nhận hơn 4.461 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 11% nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 860 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2015. Rủi ro tỷ giá đồng USD từng là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh của NT2, nhưng với diễn biến tỷ giá như hiện nay, cả hai đồng ngoại tệ này đều chưa tác động lớn đến Công ty. Đánh giá về yếu tố tỷ giá đến các DN nhiệt điện có tin nhanh chứng khoán khoản vay ngoại tệ lớn, CTCK Vietcombank (VCBS) cho rằng, các DN sẽ bị ảnh hưởng bởi biến động bất ngờ của tỷ giá. Theo VCBS, áp lực tăng giá đồng USD là có, nhưng cũng không quá cao vì khi EUR và USD đều biến động khó lường, nhà đầu tư sẽ trú ẩn vào những đồng tiền an toàn hơn tin kinh tế, đó là JPY. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, JPY đã tăng khá cao so với VND nên áp lực lỗ tỷ giá với các DN vay bằng đồng JPY là hiện hữu và tiềm ẩn biến động khó lường.