Những yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn

Thảo luận trong 'Dược phẩm - Y tế - Sách báo' bắt đầu bởi duy974360, 5/12/19.

  1. duy974360

    duy974360 Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    24/10/19
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Tác hại của việc thức khuya, ngủ muộn có rất nhiều, có loại về lâu dài mới phát tác, có loại thì ngay hôm sau đã có thể phát tác rồi, ví dụ như mắt thâm quầng, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút. Thức khuya cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Bên cạnh đó là ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, có thể dẫn đến một số bệnh về gan và điển hình làmen gan tăng cao.


    Đây là khoảng thời gian hoạt động của các bộ phận khi cơ thể đã yên giấc:

    Buổi tối từ 21-23h là quãng thời gian hệ miễn dịch (bạch cầu lymph) bài độc (đào thải chất độc), lúc này nên ở trạng thái yên tĩnh hoặc nghe âm nhạc thư giãn.

    Từ 23h – 1h sáng là quãng thời gian giải độc của gan, cần tiến hành trong khi ngủ say.

    Từ 1h – 3h sáng là thời gian bài độc của mật, cũng cần thực hiện trong giấc ngủ say.

    Từ 3h – 5h sáng là thời gian bài độc của phổi. Cũng chính là lý do tại sao mà người đang mắc bệnh ho lại hay ho dữ dội vào lúc này, bởi hoạt động bài độc đã chạy đến phổi. Vì thế, không nên dùng thuốc chống ho để tránh gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã trong người vào lúc này.

    Từ 5h – 7h là khoảng thời gian ruột già bài độc, cho nên cần đi toalet vào lúc này.

    Từ 7h – 9h là lúc ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều nhất, cho nên cần phải ăn sáng. Những người đang phải trị bệnh tốt nhất ăn sớm hơn, từ trước 6h sáng, còn với người ăn dưỡng sinh thì ăn trước 7h sáng. Những người không ăn sáng cần thay đổi thói quen xấu này, dù có đợi đến 9, 10h mới ăn cũng tốt hơn là không ăn.


    Có những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến sang hôm sau cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi.Dưới đây là những thói quen thường xuyên làm cho bạn mất ngủ:

    -Thiếu vitamin B6

    Theo Tiến sĩ Barrett, vitamin B6 có ý nghĩa sinh học tích cực. 'Cơ thể dùng vitamin B6 để biến một số các axít amin mà chúng ta ăn thành dẫn truyền thần kinh có ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta', cô nói.

    Để ngủ ngon giấc và tránh những giấc mơ mà trong đó bạn vận động quá nhiều thì hãy kiểm tra để bổ sung đủ vitamin B6 cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần dùng vitamin B6 theo hướng dẫn của bác sỹ, quá nhiều vitamin B6 có thể gây tổn thương hoặc tê liệt thần kinh theo thời gian.

    -Gia vị và thực phẩm bạn ăn

    Bất cứ thứ gì có thể gây ra chứng khó tiêu như pho mát, thức ăn cay, một bữa ăn no đều làm cho bạn dễ bị kích động hơn, điều đó có nghĩa là bạn sẽ ngủ không ngon giấc và gặp các cơn ác mộng nhiều hơn.

    'Để có một giấc ngủ ngon, bạn nên ăn tối ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ, và chọn đồ ăn nhẹ vào ban đêm một cách khôn ngoan. Bởi vì caffeine có thể có tác dụng tiêu cực, bạn nên ngừng uống thêm cà phê sau 14h', theo tiến sĩ Ware.

    -Tư thế nằm sấp khi ngủ

    Nằm sấp sẽ ảnh hưởng đến hơi thở của bạn, các cơ quan nội tạng cũng bị áp lực đè lên nên hoạt động của tim và phổi không diễn ra bình thường do máu không được tuần hoàn tốt. Chính vì vậy mà sau khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy hơi khó thở.

    Không những vậy, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Journal Dreaming thấy rằng nằm sấp có liên quan đến những giấc mơ 'ướt át'. Để ngăn chặn những suy nghĩ sexy hãy điều chỉnh tư thế ngủ của bạn cho phù hợp.

    -Đi ngủ khi đói

    Bạn đang ăn kiêng vì muốn giảm cân nhưng bạn có biết rằng ăn kiêng dẫn đến lượng đường trong máu thấp có thể làm bạn tỉnh ngủ.

    Trên thực tế, những bệnh nhân biếng ăn của Tiến sĩ Ware hầu như luôn luôn mơ về thực phẩm trong mỗi giấc ngủ và điều này khiến họ không ngủ ngon giấc. May mắn thay, một bữa ăn nhẹ ban đêm nhỏ gồm một quả chuối và một cốc sữa tách kem có thể giúp bạn giải quyết điều này. Nó không chỉ làm no, khỏe mạnh mà còn thân thiện với vòng eo vì nó cũng chứa tryptophan (một amino axít có trong gà tây làm cho mọi người buồn ngủ), có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
     

Chia sẻ trang này