Sách tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục. HIỂU TRƯỚC, PHẢN BÁC SAU!

Thảo luận trong 'Thảo luận chung - Góc chia sẻ' bắt đầu bởi congtanthanh, 25/12/18.

  1. congtanthanh

    congtanthanh Thành viên

    Tham gia ngày:
    25/12/18
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Xin chào mọi người, khi đọc được những dòng này, thì xin chúc mừng bạn, bạn đang ở Ereka! - một nơi rất khác, rất khác so với Facebook. Và tôi tin (cũng như hy vọng), những thứ mọi người sắp đọc tiếp theo đây cũng sẽ rất khác, rất khác Facebook.

    Trước khi bắt đầu, để tôi và bạn cùng tránh được cái “bẫy tranh luận trên Internet”, chúng ta sẽ phải cùng nhau thống nhất một vài quan điểm nền tảng để không mắc phải những lỗi tư duy sau:

    1. Thiên kiến chứng thực: Thông tin sẽ là thông tin 2 chiều, lập luận (nếu có) chặt chẽ. Không phớt lờ những bằng chứng không ủng hộ quan điểm của mình, không lấp liếm bất cứ thứ gì bằng thuyết âm mưu, tránh sử dụng ngôn từ “đao to búa lớn” để áp đặt, gây sức ép tâm lý.
    2. Thiên kiến truyển kể: Không kết luận một quan điểm dựa trên những “mẩu truyện kể” mà phớt lờ tính khoa học và logic. Trong quyển Lược Sử Thời Gian, Stephen Hawking chia sẻ: “Mỗi một phương trình mà tôi đưa vào sẽ làm giảm số lượng bán đi một nửa”. HÃY TÔN TRỌNG KHOA HỌC.
    3. Thiên kiến hồi tưởng: “Ông cha ta đã nói”, “Ông bà xưa đã nói”, “Ông bà tôi bảo”, “Ngày xưa ông bà tôi thế này”, “Ngày xưa bố mẹ tôi thế kia”. Những câu này không giúp quan điểm của chúng ta thêm phần thuyết phục chút nào cả.
    4. Kiến thức “lái xe”: “Sau khi nhận giải Nobel Vật Lý năm 1918, Max Planck bắt đầu một tour đi xuyên nước Đức. Bất cứ nơi nào ông được mời, ông đều giảng cùng một bài giảng về cơ học lượng tử mới. Dần dà, người tài xế của ông bắt đầu thuộc lòng bài giảng đấy: “Thật nhàm chán làm sao nếu lần nào ngài cũng giảng lại bài đó, thưa Giáo sư Planck. Tôi có thể giảng thay cho ngài ở Munich được không? Ngài có thể ngồi ngay hàng ghế đầu và đội chiếc mũ tài xế của tôi. Điều đó sẽ cho cả hai chúng ta một trải nghiệm mới” Planck thích thú với ý tưởng này, vậy nên hôm đó người tài xế được trình bày một bài thật dài về cơ học lượng tử trước một nhóm khán giả khả kính. Sau đó, một giáo sư vật lý đứng dậy đặt câu hỏi. Gã tài xế ú ớ chống chế: “Tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng ai đó ở một thành phố tiên tiến như Munich này lại có thể hỏi một câu hỏi đơn giản đến vậy! Sau đây tài xế của tôi sẽ trả lời câu hỏi của ông.”
    Đây là một số lỗi tư duy tôi nêu ra dựa trên quyển sách Tư Duy Rành Mạch của Rolf Dobelli (thực tế là còn vài cái nữa, ở đây tôi chỉ nêu những thứ liên quan). Tôi sẽ cố gắng không vấp phải những lỗi này, và chúng ta khi tranh luận thì cũng nên chú ý mấy ý trên.

    Đây là bộ 3 quyển sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, được soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư - Tiến sỹ Tâm lý học Hồ Ngọc Đại do nhà xuất bản giáo dục Việt Nam phát hành.

    [​IMG]
    Bộ sách này được xem là chương trình cải cách của Bộ giáo dục, điểm khác biệt của nó so với chương trình cũ nằm ở phương pháp đánh vần. Đây là phương pháp của ông Hồ Ngọc Đại sáng tạo với mục đích giúp các em học sinh mới vào lớp 1 có thể nhanh chóng nghe, đọc và viết được tiếng Việt.

    Bộ sách được khởi thảo vào năm 1977, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1985 (dẫn chứng), và được đưa vào chương trình giảng dạy của trường Tiểu học Thực Nghiệm (ngày xưa có tên gọi là Trung tâm thực nghiệm giáo dục phổ thông) vào năm học 1987-1988. Sau từng năm, chương trình này được đưa vào giảng dạy tại các trường thực nghiệm khác ở nhiều địa phương. Năm 2016, chương trình được áp dụng tại 48 tỉnh, thành phố. (Trong đó, từ năm 2000 đến năm 2005, Bộ thì tạm dừng để thống nhất sách giáo khoa toàn Quốc, chương trình Công Nghệ Giáo Dục được thực riêng tại trường Thực Nghiệm). Ngày 19/04/2017, Bộ GD&ĐT ban hành quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia thẩm định lại cuốn "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" dựa trên đánh giá hiệu quả thực hiện thí điểm tại các địa phương trước kia. Sau thẩm định, Bộ GD&ĐT đánh giá: trong tương lai, nếu được nâng cao chất lượng, tài liệu này có thể được sử dụng là một trong số những cuốn sách giáo khoa khác nhau khi cả nước áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới với chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa". Điều kiện tiên quyết là tất cả tài liệu phải được Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa thông qua mới được xem là một cuốn sách giáo khoa chính thức. Hiện tại, tài liệu “Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục” đang được đưa vào giảng dạy tại một số trường dưới hình thức thí điểm, và Bộ thì không bắt buộc bất cứ trường nào phải thí điểm, theo tôi biết thì sở Giáo dục ở Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh tuyên bố không tham gia chương trình thí điểm này. Ở chiều ngược lại, có nhiều thông tin cho rằng ông Hồ Ngọc Đại sử dụng quan hệ cá nhân để yêu cầu các trường thí điểm chương trình của mình (thông tin này tôi đọc được trên báo giaoduc.net.vn và không rõ tính xác thực), tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề vì sẽ làm chúng ta mắc vào cái bẫy công kích cá nhân - chẳng giúp ích gì cho tư duy phản biện cả . Sau nhiều lần chỉnh sửa và tái bản, bản mới nhất có bìa như hình chúng ta thấy ở trên.

    Vậy cái mọi người tranh cãi ở đây là gì? Theo tôi quan sát trên mạng, và tóm gọn lại thì thấy có mấy ý như sau?

    • Đang yên đang lành không việc gì phải cải cách cả! Đây là cải lùi chứ không phải cải cách.
    • Phương pháp đánh vần mới thật kỳ quặc, không thể chấp nhận được!
    • Phương pháp này làm mất đi tính trong sáng của tiếng Việt! Và sẽ làm cho hơn 90 triệu người dân Việt Nam mù chữ.
    • Sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục sử dụng ngôn từ không phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1.
    • Và một số tranh cãi linh tinh khác đến từ thói quen "đọc lướt" trên Facebook mà thiếu kỹ năng phân tích, tìm hiểu thông tin (phần này mình không xoáy sâu, vì nó khá vô nghĩa)
    Sau đó tôi bắt đầu nghiên cứu bằng cách tìm kiếm nhiều nhất có thể mọi nguồn thông tin trong vòng 2 ngày, và nghiền ngẫm nó. Tôi nhận ra là phần đa trong số những nhận định phía trên đều vướng phải ít nhiều những lỗi tư duy được nêu ở trên:

    • Thứ 1, chúng ta cho rằng từ xưa đến giờ đa số mọi người đều học theo chương trình cũ và đều biết nghe, biết đọc, biết viết thì không cần phải cải cách nữa. Trên thực tế, như đã nêu rõ về mục đích của chương trình mới là: Giúp học sinh có thể nghe, đọc, viết tiếng Việt nhanh hơn chương trình cũ, rõ ràng sự khác biệt ở đây là “nhanh hơn”, chứ không đơn thuần là chỉ “biết”. Một số quan điểm sâu hơn thì cho rằng “nhanh hơn” để làm gì, có thật là nhanh hơn hay không? Tại sao không giữ cách cũ để có thể tận dụng thêm nguồn lực của phụ huynh (tức là phụ huynh về nhà sẽ dạy thêm cho con trẻ), ông Hồ Ngọc Đại đã phản hồi ý này trong một phóng sự trên VTV là với phương pháp mới,không cần phụ huynh dạy ở nhà. Và để đánh giá đây là “cải lùi” hay “cải cách” thì phải có số liệu đánh giá về hiệu quả của nó, về số liệu này tôi không tìm được con số chính xác. Nhưng sự thật là tôi chưa thấy phụ huynh nào có con được học phương pháp mới phàn nàn về hiệu quả của nó cả (cái này có thể là do tôi chưa đọc được thôi, chứ tôi không khẳng định là không có, bạn nào có thông tin xin phản hồi lại cho tôi dưới phần bình luận), theo tôi tìm hiểu thì hầu hết đều khen. Phần này còn một ý nữa mà tôi chưa tìm thấy tài liệu nào nhắc đến là trong chương trình cải cách này, phần thời gian dư ra trong chương trình học do hiệu quả của phương pháp mới thì được tối ưu cho việc gì (ví dụ như bảo phương pháp mới giúp học sinh chỉ cần học xong lớp 1 có thể nghe, nói, đọc như học sinh học hết lớp 3 ở chương trình cũ - nghĩa là tối giản được 2 năm chương trình học tiếng Việt, vậy thời gian dư ra so với chương trình cũ được sử dụng như thế nào?), nếu có thêm giải thích hoặc trình bày được thông tin lộ trình cho phần này thì có lẽ chương trình cải cách sẽ thuyết phục hơn.
    • Thứ 2, phương pháp này là cải cách về cách đánh vần tiếng Việt với mục đích giúp các em học sinh nhanh biết nghe, đọc, viết hơn, không hề liên quan gì đến chữ viết. Đây là bản tóm tắt nội dung cải cách cách đánh vần, bạn nào cần có thể tham khảotại đây.
    • Thứ 3, sau khi thông suốt về phần liên quan đến chính sách cải cách giáo dục, và nội dung phương pháp cải cách, tôi bắt đầu tìm hiểu về nội dung hình thức của sách Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục. Sau khi tìm hiểu, tôi phần nào cũng hiểu được băn khoăn, bức xúc của mọi người khi cho rằng về hình thức nội dung có phần chưa phù hợp với học sinh lớp 1 vì có khá nhiều phương ngữ (từ ngữ địa phương), và nội dung ví dụ chưa phù hợp với độ tuổi. Phần này thực chất là do cảm quan cá nhân, điều tôi băn khoăn là Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa thẩm định nội dung quyển này theo tiêu chí gì?
    • Thứ 4, tôi nhận ra cư dân mạng thì đang chia làm 2 phe, một bên ủng hộ, một bên phản đối quyển sách. Nhưng mâu thuẫn ở chỗ, bên ủng hộ thì chỉ đưa ra các luận điểm về sự tiến bộ của phương pháp đánh vần mới mà phớt lờ đi nội dung hình thức của quyển sách chưa thật sự phù hợp. Bên phản đối thì chỉ tập trung công kích vào nội dung hình thức của sách và phớt lờ đi phương pháp đánh vần mới. 2 bên tranh cãi, phản biện lẫn nhau, trong khi tư duy đang bị vướng phải cái bẫy “thiên kiến chứng thực”.
    Tôi sẽ bổ sung vào bài viết nếu tôi tìm được thêm thông tin liên quan.

    Trước khi phán đây là "cải cách" hay "cải lùi". Tôi mong sẽ nghe được nhiều chiều ý kiến từ mọi người, bạn nhìn nhận và đánh giá chương trình cải cách này như thế nào?
     

Chia sẻ trang này