Thể dục thể thao đẩy lùi ung thư!

Thảo luận trong 'Dược phẩm - Y tế - Sách báo' bắt đầu bởi Vũ Nhung, 14/8/19.

  1. Vũ Nhung

    Vũ Nhung Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    27/6/18
    Bài viết:
    1,190
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    38
    Giới tính:
    Nữ
    Vận động thể lực hàng ngày sẽ giúp chúng ta không những có một vóc dáng khỏe đẹp mà còn có sức đề kháng cải thiện hệ miễn dịch phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc bệnh ung thư thường có tâm lý lo lắng, chán nản, buông xuôi, cùng với tình trạng mệt mỏi do dinh dưỡng kém hay do chính khối u nên càng ít chú ý hoạt động thể lực, đồng thời từng tồn tại nhận thức cho rằng bệnh nhân ung thư nên nghỉ ngơi và giảm các hoạt động thể lực do gây đau, gây khó thở, mệt mỏi.



    Để duy trì trạng thái thể lực – dinh dưỡng tốt nhằm đương đầu với diễn biến của bệnh lý và các biến chứng, tác dụng phụ của các liệu pháp điều trị như hóa chất, xạ trị lâu dài không phải là điều dễ dàng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối tương quan giữa lối sống tĩnh tại, thừa cân – béo phì với các bệnh lý ung thư khác nhau, là nguyên nhân của ¼ các trường hợp mới mắc ung thư trên toàn thế giới. Chính vì vậy, ngay trong mỗi chúng ta cần nâng cao nhận thức về tác dụng của hoạt động thể lực không chỉ trong bảo vệ phòng chống một số bệnh ung thư mà còn có hiệu quả trong giảm nguy cơ ung thư ở 10 loại nữa, nhiều nhất đối với ung thư thực quản, gan, dạ dày, thận, và bệnh bạch cầu dòng tủy: U tủy, ung thư đầu và cổ, trực tràng và bàng quang cũng giảm.



    Những lợi ích '' vàng '' của việc vận động thể lực:



    Hô hấp: tăng trao đổi khí, giảm thể tích cặn tồn dư, nhờ đó làm giảm thời gian tế bào phổi tiếp xúc với các chất độc hại.



    Tuần hoàn: cải thiện lưu lượng máu toàn thân và tại chỗ, nhất là hệ thống cơ, cải thiện chức năng tim mạch, vận động, dự phòng huyết khối.



    Tiêu hóa: hoạt động thể lực tiêu hao năng lượng, vì vậy gián tiếp kích thích hệ tiêu hóa tăng cường chức năng, rút ngắn thời gian vận chuyển thức ăn qua dạ dày-ruột.



    Hệ cơ xương khớp: tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai, sự cân bằng, linh hoạt của cơ khớp, giúp người bệnh tự chủ trong các hoạt động, sinh hoạt cá nhân, giảm phụ thuộc vào sự trợ giúp của người khác.



    Chức năng miễn dịch: những người mắc các bệnh miễn dịch di truyền hoặc thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh có nguy cơ cao bị ung thư, hoạt động thể lực cải thiện chất lượng và số lượng các thành phần đặc hiệu trong hệ miễn dịch.



    Tinh thần: tăng cường giải phóng các endorphin nội sinh, giúp giảm đau, tăng hưng phấn thần kinh, sự tự tin, giảm suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, trầm cảm. Cải thiện khả năng tự kiểm soát, giảm phụ thuộc, cải thiện chất lượng cuộc sống.
     

Chia sẻ trang này