Kali Kali có nghiều trong khoai tây, cà chua, củ cải, chuối, đậu nành, cam, quýt... Kali có chủ yếu ở bên trong tế bào và giữ vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa, tham gia hệ thống đệm điều hòa PH của tế bào. Trong cơ thể lượng kali thường khá ổn định, vì nếu quá thừa hoặc quá thiếu đều có thể dẫn tới những biểu hiện bệnh lý. Khẩu phần ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm thường cung cấp đủ kali cho cơ thể. >>>>> Kẹo dẻo hồng sâm Hàn Quốc Chất xơ Chất xơ có nhiều trong rau, hoa quả, ngũ cốc, khoai củ.... Những thực phẩm đã tinh chế như bột mì, bột gạo lượng chất xơ giảm đáng kể. Hầu hết các chất xơ không có gía trị dinh dưỡng, nhưng được coi là thực phẩm chức năng. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa đồng thời cũng là tác nhân tham gia thải loại các sản phẩm oxy hóa, các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ về các bệnh ung thư đại tràng, ruột kết. Chất xơ còn hấp thụ một số chất có hại cho cơ thể. Ngoài ra chất xơ còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu, giảm các bệnh tim mạch, điều hòa đường huyết và làm giảm đậm độ năng lượng trong khẩu phần, được sử dụng cho người thừa cân-béo phì, người mắc các bệnh tim mạch, táo bón. Đường Một số loại trái cây có lượng đường cao, nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tiêu thụ quá nhiều đường fructose có thể gây ảnh hưởng tới nồng độ insulin. Khi mức insulin của bạn cao, cơ thể sẽ khó đốt cháy chất béo. Các loại đường trái cây cũng thường được lưu trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ để chúng có thể được sử dụng cho năng lượng tại 1 thời điểm sau đó. Nếu tiêu thụ hơn 25 gam fructose mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị chứng nhiễm mỡ trong các cơ quan như gan, bắp thịt, dẫn đến viêm và kháng insulin, rồi tiểu đường loại 2. Việc lạm dụng fructose cũng sẽ là nguyên nhân của nhiều loại bệnh tật như bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ một lượng fructose bình thường sẽ không gây hại gì đến sức khỏe.