Có thể nói suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn là những vấn đề của bé mà mẹ luôn cảm thấy phiền lòng nhất. Mỗi khi nhìn thấy con mình còi cọc đi bên cạnh các bạn cùng trang lứa nhưng lớn hơn rất nhiều làm mẹ vô cùng xót xa. Từ đó luôn tìm cách giúp bé tăng cân bằng rất nhiều lời khuyên khác nhau. Vậy có cách nào tăng cân cho bé đơn giản mà vẫn hiệu quả không? NHƯ THẾ NÀO LÀ BÉ CHẬM TĂNG CÂN? Để tìm ra cách tăng cân hiệu quả an toàn và triệt để nhất thì mẹ cần phải biết rõ những biểu hiện của chậm tăng cân như thế nào, từ đó ứng với trường hợp của con mình. Hầu hết các bé tăng gấp đôi trọng lượng chỉ sau 4 tháng khi ra đời và tăng gấp ba lần trọng lượng đó khi bé được 1 tuổi. Những bé phát triển chậm sẽ không thể đáp ứng được những con số này. Giúp bé tăng cân là làm cho cân nặng của bé đạt ngưỡng nhất định trong độ tuổi nhất định mà các chuyên gia dinh dưỡng đã đặt ra. Ngoài cân nặng, dấu hiệu để nhận biết con không chịu lớn như sau: Con thờ ơ với môi trường xung quanh, gọi không chú ý. Con tránh nhìn trực diện vào người khác. Bé luôn cáu kỉnh, khó chịu, khóc lóc. Bé không đạt được các mốc phát triển như những trẻ bình thường khác về ngồi, bò, và nói chuyện. TÌM RA NGUYÊN NHÂN ĐỂ CÓ CÁCH TĂNG CÂN CHO TRẺ HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN Hiểu nguyên nhân tại sao bé chậm tăng cân là cách tốt nhất để mẹ giúp con tăng cân trở lại. Có rất nhiều nguyên nhân khiến con còi xương, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân như sau: 1. Trẻ sinh non với trọng lượng thấp Những trẻ sinh non thường có trọng lượng thấp, sức khỏe yếu hơn và quá trình tăng cân cũng chậm hơn so với nhứng trẻ sinh đủ tháng đủ ngày. Tuy nhiên đó chỉ là khoảng thời gian đầu đời, cân nặng của trẻ hoàn toàn có tăng vượt hơn những bé khác nếu cha mẹ có chế độ bổ sung dinh dưỡng và giáo dục đúng cách. Vì vậy, đừng quá lo lắng khi con bạn chậm tăng cân vì sinh non nhé. 2. Trẻ bị rối loạn đường ruột Những bệnh về đường ruột như: tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, viêm ruột … gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển hóa thức ăn, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, khiến trẻ thiếu chất và chậm tăng cân. 3. Mắc các chứng nhiễm trùng Các chứng nhiễm trùng về tai – mũi – họng, nhiệt miệng, sâu răng, viêm gan, viêm phổi… khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, đau nhức, cơ miệng khó vận động gây khiến trẻ khó ăn, ăn kém ngon, lâu ngày gây nên chứng biếng ăn, dẫn đến chậm tăng cân, sụt cân, chậm lớn. Mẹ cũng cần cho trẻ uống thuốc tẩy giun đề phòng các bệnh nhiễm giun, sán. Đây là tác nhân gây đau bụng, suy nhược, biếng ăn, chậm lớn ở trẻ. Những trẻ dưới 6 tuổi thường có nguy cơ nhiễm giun sán cao. 4. Trẻ biếng ăn Chứng biếng ăn thường xuất hiện trong giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, trong giai đoạn trẻ mọc răng và giai đoạn cai sữa. Thức ăn dặm là những món ăn đầu tiên trẻ được biết đến ngoài sữa mẹ, chính vì vậy mẹ có tạo được cho trẻ hứng thú với những bữa ăn tiếp theo hay không phụ thuộc vào những món ăn đầu tiên này. Giai đoạn mọc răng trẻ thường khó chịu với cảm giác ngứa răng, dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng nên khiến bé biếng ăn. Vào giai đoạn cai sữa, trẻ vừa bị cắt đi nguồn thức ăn quen thuộc và bổ dưỡng nhất, thay thế sữa mẹ bằng một loại thức ăn mới. Thời điểm này mẹ phải chăm con kỹ, chế biến nhiều món ăn ngon, tạo thực đơn khoa học để vừa giúp con cai sữa, vừa đảm bảo con được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của cơ thể. Khẩu vị của trẻ em rất nhạy cảm, thức ăn kém ngon, không hợp ý một chút rất dễ khiến trẻ chán ăn, giảm ham muốn thèm ăn, ăn uống với tâm trạng khó chịu, bị ép buộc. Điều này rất không tốt cho quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn. Trẻ chậm tăng cân là điều khó tránh. 5. Khẩu phần ăn mất cân bằng dinh dưỡng Một khẩu phần ăn khoa học cần đảm bảo có đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu sau: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nhiều cha mẹ thường tập trung cho con ăn thịt cá, các chất giàu chất đạm, chất béo mà ít chú trọng đến rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất, gây nên mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể. Các chất dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng hỗ trợ và chuyển hóa lẫn nhau để cơ thể hấp thu dễ dàng. Chính vì vậy, khi khẩu phần ăn mất cân bằng dinh dưỡng dù mẹ có bổ sung nhiều hơn nữa, cơ thể trẻ cũng không hấp thu được, cơ thể vẫn bị thiếu chất và chậm tăng cân. 6. Giờ giấc ăn uống không khoa học Nhiều cha mẹ sắp xếp giờ ăn của con sao cho tiện công việc của mình. Có thời gian lúc nào sẽ cho con ăn lúc đó, ăn sớm, ăn muộn, ăn không đủ bữa là tình trạng xảy ra thường xuyên của các ông bố bà mẹ bận rộn công việc. Điều này đã khiến trẻ bị rối loạn giờ giấc sinh hoạt, ăn nghỉ không điều độ, dẫn đến các cơ quan tiêu hóa làm việc kém hiệu quả, cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng khiến trẻ chậm tăng cân. CÁCH TĂNG CÂN CHO TRẺ CHẬM LỚN Cha mẹ hãy tham khảo chiến lược giúp con tăng cân đơn giản dưới đây có tác dụng vừa giúp con cái ăn uống lành mạnh lại có thể tăng cân an toàn và hiệu quả cho trẻ Bước 1: Tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu bạn đang quan tâm đến trọng lượng của con. Làm các kiểm tra cần thiết để biết con có bị một số bệnh ảnh hưởng đến cân nặng của con hay không, ví dụ như bệnh celac (một bệnh tự miễn dịch, xảy ra khi cơ thể không thể tiêu hóa được thực phẩm có chứa glutin) hoặc bệnh dị ứng thực phẩm… Bước 2: Khuyến khích các bữa ăn nhỏ thường xuyên để phần nào giup con tăng cân. Cho phép con ăn vặt và ăn thành các bữa nhỏ ngoài những bữa chính trong ngày. Cứ sau mỗi một hoặc hai giờ, hãy hỏi xem con có đói không và cho con ăn một số loại thực phẩm lành mạnh đối với trẻ em như trái cây sấy khô, sinh tố, pho mát, sữa chua và bánh quy giòn ngũ cốc nguyên hạt. Bước 3: Tránh cho trẻ em ăn các loại thực phẩm ăn vặt có hàm lượng calo cao ăn. Không cho con liên tục ăn những đồ ăn ít dinh dưỡng nhưng có lượng đường cao như kẹo, khoai tây chiên, bánh quy nướng và bánh ngọt… vì nếu ăn nhiều các loại thực phẩm này, trẻ sẽ tự hình thành thói quen ăn chúng suốt đời, như vậy thì không tốt chút nào. Đó là ý kiến cảnh báo của Tiến sĩ Stephen Daniels, một giáo sư của khoa nhi tại Bệnh viện Nhi ở Mỹ và là thành viên của Ủy ban về dinh dưỡng, trẻ em của Mỹ. Bước 4: Cho con uống ít nước trái cây. Nước trái cây có chứa rất ít giá trị dinh dưỡng. Nhưng nước lọc thì được khuyến khích, vì nước lọc không làm cho trẻ quá no nên trẻ không chán ăn các món ăn khác. Tăng cường sữa cho con, thậm chí cho thêm sữa vào sinh tố trái cây hoặc các đồ uống có hàm lượng calo cao khác. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý là trẻ uống nước trái cây quá nhiều có thể gây tiêu chảy, cản trở việc giúp con tăng cân đấy. Bước 5: Tăng hàm lượng calo của các loại thực phẩm mà con ăn. Không cần tăng quá nhiều, chỉ cần tăng một chút một. Bạn có thể khuấy đều dầu ô liu vào mì, bơ vào bánh mì nướng và bột yến mạch, pho mát lên bánh sandwich hoặc trong trứng và cho sữa vào súp thay vì cho nước hoặc nước dùng. Bước 6: Cho phép trẻ ăn các món tráng miệng lành mạnh, ví dụ như bánh pudding có lượng chất béo thấp, sữa chua hoặc bánh nướng xốp đông lạnh, và bánh được làm từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và đường tối thiểu. Trái cây kem cũng tốt cho trẻ sẽ giúp tăng can hiệu quả và an toàn cho trẻ. Nguồn: http: shopdongy.com/kien-thuc-chua-benh/cach-tang-can-cho-tre-em-hieu-qua-va-an-toan/