Không biết vì lý do gì nhưng nhiều người Việt Nam ở Nhật tin vào những thông tin không chính xác về cuộc sống tại đây. Thông tin về "đồ cũ" mà nhiều người Việt truyền nhau cũng không phải là một ngoại lệ.Nhiều người Việt còn đồn nhau rằng đồ cũ (đặc biệt là đồ điện tử cũ) của Nhật "vứt đầy đường và cứ nhặt về là dùng được". Hoặc "có mua đồ cũ ở tiệm đồ cũ thì cũng là giá rẻ bèo". Nhưng thực tế thì đây là những thông tin không chính xác. Thứ nhất việc người Nhật thường vứt đồ cũ ra đường là đúng. Tuy nhiên không đến mức độ "đầy đường" và việc vứt rác này cũng không thể tùy tiện mà tùy từng nơi sẽ được quy định ngày rõ ràng. Hơn nữa, có thể khoảng chục năm về trước đã có việc "đồ cũ vứt đầy đường" (1). Nhưng hiện nay thì tình hình đã khác. Tại Nhật có rất nhiều cá nhân/ công ty đến tận nhà thu mua đồ cũ. Vì vậy, hầu hết đồ cũ được bán cho những nơi thu mua này. Và những thứ không bán được thì sẽ được vứt ra bãi thu gom rác đúng vào ngày (giờ) quy định. Với những thứ này thì sẽ có các xe thu gom phế liệu "giải quyết" trước khi xe rác đến thu gom. Vì những lẽ trên đây mà hiện tượng "đồ cũ vứt đầy đường" hầu như là không còn tồn tại ở Nhật nữa. Thứ hai là đồ cũ ở Nhật giá có rẻ hay không. Nhiều người có suy nghĩ "đồ cũ thì giá rẻ". Điều này chỉ đúng một phần. Về bản chất thì đồ cũ thường có giá rẻ hơn đồ mới. Tuy nhiên tùy nơi bạn mua mà nhiều khi đồ cũ có giá ngang hay cao hơn đồ mới. Nghe có vẻ vô lý. Tuy nhiên thực tế do không có luật nào quy định giá đồ cũ phải rẻ hơn đồ mới nên nhiều cửa hàng đồ cũ vẫn để giá cao ngang với đồ mới. Và, những người không biết thông tin vẫn sẵn sàng bỏ tiền mua đồ cũ và cứ tưởng rằng mình mua được đồ rẻ. Vậy thì nên làm thế nào để không mua phải đồ cũ đắt hơn đồ mới? Vấn đề quan trọng nhất là bạn cần phải có thông tin. Đa số người mắc bẫy thanh lý đồ cũ(đắt hơn đồ mới) bởi do thiếu thông tin. Tại Nhật hệ thống cửa hàng phân phối rất đa dạng. Tùy cửa hàng sẽ có mức giá và loại hàng riêng. Đa số người Việt chúng ta khi qua Nhật thường thích vào những cửa hàng hạng sang và lấy mức giá ở những cửa hàng này để làm chuẩn(2). Vì thế nên khi ra cửa hàng đồ cũ lại lấy mức giá ở các cửa hàng hạng sang này ra so sánh và cảm thấy rẻ. Thế nhưng, thực tế thì nhiều cửa hàng tầm trung của Nhật bán hàng giá rất rẻ. Nhiều khi là bằng 1/2 hay thậm chí 1/3 giá ở các cửa hàng hạng sang. Rất tiếc là rất ít người Việt để mắt đến những cửa hàng "bình dân" kiểu này ở Nhật. Và rút cuộc là đã mua với giá rất đắt nhưng cứ nghĩ trúng đồ rẻ. Trở lên là một vài ý kiến chung về việc sử dụng đồ cũ tại Nhật. Tất nhiên để mua được đồ (cả cũ lẫn mới) đúng giá thì tùy mặt hàng mà cần kinh nghiệm và kiến thức, cũng như tiêu chuẩn lựa chọn riêng. Nếu ai có thắc mắc gì xin mời nêu ra. Ngược lại ai có kinh nghiệm xin mời chia sẻ cùng mọi người. Chú thích : 1/ Trước đây nhiều người Việt ở Nhật vẫn truyền miệng nhau việc đồ cũ vứt đầy đường. Và cũng có người giàu phất lên nhờ buôn đồ cũ. 2/Các cửa hàng hạng sang thường nâng giá lên cao nhưng lại có dịch vụ bảo hành dài hạn hay khách mua hàng được tính điểm (nếu có thẻ của cửa hàng). ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227 Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng Trung tâm chợ : Chợ muathanh lý đồ cũ bếp công nghiệp, văn phòng( ngay chân cầu thăng long ) điều hòa, mua đồ cũ các loại tủ nhôm kính thiết bị văn phòng . Ngoài ra, chợ đồ cũ còn cung cấp đầy đủ hệ thống bếp công nghiệp thanh lý đã qua sử dụng. Sưu tầm