Toàn quốc Giữa quan niệm dân gian và khoa học 3 tháng đầu thai kì mẹ bầu nên kiêng ăn gì?

Thảo luận trong 'Mỹ phẩm - Spa - Trang sức - Làm đẹp' bắt đầu bởi satbabau, 1/3/21.

  1. satbabau

    satbabau Thành viên

    Tham gia ngày:
    25/2/21
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Trong 3 tháng đầu thai kì các bà bầu kiêng ăn gì cho thai nhi mạnh là vấn đề quan trọng mẹ cần quan tâm. Tuy nhiên, nhiều quan niệm dân gian về thực phẩm cho mẹ bầu trong thai kỳ đã không còn hiệu quả khoa học thời nay. Hãy cùng nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng nên kiêng ăn gì trong 3 tháng đầu mang thai dưới đây nhé.
    Bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên kiêng ăn gì?

    Bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên kiêng ăn gì?
    3 tháng đầu là khoảng thời gian rất nhạy cảm đối với mẹ bầu. Lúc này, thai nhi chưa ổn định trong cơ thể mẹ. Các thay đổi diễn ra nhanh chóng cũng khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi với việc có mặt của thai nhi. Chính vì vậy, một chế độ dinh dưỡng đúng cách, khoa học sẽ giúp bé phát triển tốt. Dưới đây là các thực phẩm bà bầu nên tránh trong 3 tháng đầu:
    • Thực phẩm tái sống, chưa chín kỹ: gỏi cá sống, sushi, trứng lòng đào, …
    • Thực phẩm gây ngộ độc cho mẹ bầu: rau răm, rau sam, đu đủ xanh, khoai tây mầm, …
    • Thực phẩm chưa tiệt trùng: sữa tươi chưa tiệt trùng, …
    • Thực phẩm đóng sẵn: gà rán, xúc xích, thực phẩm đông lạnh,…
    • Rượu bia và các đồ uống chứa chất kích thích
    • Quan niệm dân gian và khoa học về thực phẩm trong 3 tháng đầu thai kỳ
    Mẹ nên ăn nhiều trứng ngỗng để con thông minh?

    Ăn nhiều trứng ngỗng có thể gây quá tải cho thận và tăng cholesterol máu
    Dân gian có quan niệm rằng mẹ bầu ăn nhiều trứng ngỗng con sẽ thông minh. Tuy nhiên, trứng ngỗng chỉ to và hiếm. Giá trị dinh dưỡng của trứng ngỗng còn kém trứng gà và vịt. Trứng ngỗng tuy giàu protein nhưng lượng lipit không tốt cho cơ thể mẹ bầu cao lại hơn trứng gà (trứng ngỗng 13,2%, trứng gà 11,6%). Hàm lượng các vitamin có trong trứng ngỗng cũng không nhiều như trong trứng gà. Đặc biệt vitamin A ở trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà. Nếu mẹ bầu sử dụng trứng ngỗng nên chia nhỏ quả trứng làm nhiều bữa hoặc nấu cho cả nhà cùng ăn để giảm bớt lượng protein. Ăn một quả trong 1 lần có thể gây quá tải cho thận và tăng cholesterol máu, rất nguy hiểm đối với những bà mẹ cao huyết áp khi mang thai.
    Bỏ cá trong khẩu phần ăn cho phụ nữ mang thai để tránh ngộ độc thủy ngân?

    Mẹ có thể đảm bảo lượng DHA bằng thực phẩm kết hợp với viên bổ sung
    Mẹ bầu thường nghe nói rằng hải sản chứa một lượng thủy ngân lớn, do đó mà không nên bổ sung nhiều trong thai kỳ. Tốt nhất là nên tránh cá trong khẩu phần ăn để đảm bảo an toàn cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, cá lại là nguồn dinh dưỡng dồi dào DHA, một loại axit béo có vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển trí não và thị giác của thai nhi. Các chuyên gia đã có khuyến cáo cụ thể về lượng hải sản mà mẹ bầu sử dụng trong chế độ ăn uống khi mang thai: nên ăn 2-3 bữa cá mỗi tuần với tổng hàm lượng khoảng 350g. Đồng thời, nên ăn các loại cá biển ít thủy ngân: cá hồi, cá mòi, cá trích, ….
    Nếu mẹ bầu đang lo lắng rằng lượng cá biển mình ăn vào cơ thể sẽ mang đến nguy hiểm, mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần cá biển sử dụng trong tuần. Đồng thời, DHA cũng có thể bổ sung qua viên thuốc bổ cho mẹ bầu giàu DHA. Mẹ bầu cũng không cần lo lắng khi giảm khẩu phần cá có thể khiến mẹ không đủ DHA cho sự phát triển của con. Hãy đảm bảo rằng mẹ đã bổ sung đủ 200 – 300mg DHA mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mình nhé.
    Uống nước dừa nhiều sẽ đẻ con da trắng

    Uống nhiều nước dừa có thể sẽ gây đầy bụng, khó tiêu ở mẹ bầu
    Một số bà mẹ mang thai cho rằng uống nước dừa nhiều đẻ con da sẽ trắng hơn. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho điều này. Nước dừa có chứa hàm lượng chất béo khá cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Thêm vào đó, nước dừa xiêm thuộc tính hàn, tức là có lợi ích giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Vì vậy mà nó không phù hợp sử dụng nhiều cho bà mẹ mang thai những tháng đầu. Sau 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể uống lượng nước dừa vừa phải mỗi ngày, vì nó giúp cải thiện và tăng chất lượng ối cho mẹ.
    Để giúp bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ cần hết sức chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm trong thai kỳ luôn rất cần thiết vì không phải món ăn theo truyền thống cũng thật sự có ích cho mẹ và bé. Và nhớ rằng, bổ sung sắt và axit folic là 2 vi chất quan trọng nhất trong 3 tháng đầu thai kì.

    Bổ sung sắt và axit folic quan trọng nhất trong 3 tháng đầu thai kì
    Bài viết đã giúp mẹ cùng tìm hiểu các món ăn 3 tháng đầu thai kỳ nên kiêng ăn gì, lẫn các thực phẩm cần tránh trong thời gian mang thai. Chúc mẹ bầu tận hưởng thai kỳ khỏe mạnh!
     

Chia sẻ trang này