Nên hạn chế lại các thủ tục khi sở hữu bất động sản

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi duseovntop, 14/11/22.

  1. duseovntop

    duseovntop Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    5/4/21
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Nên hạn chế lại các thủ tục khi sở hữu bất động sản Trung bình một nhà đầu tư phải thực hiện 33 thủ tục/1 dự án và thời gian chuẩn bị khoảng 3 năm. Điều đó tưởng chừng như đùa nhưng đang diễn ra hiện nay và Dự án đất nền Đức Giang Bảo Lộc trước tình hình này, Bộ Xây dựng đang đề nghị bỏ 7 thủ tục. Sẽ ban hành mẫu quy trình, thủ tục [​IMG] Số lượng về thủ tục mà một dự án phải trải qua cũng như thời gian để hoàn thành thủ tục nêu trên là bằng chứng cho thấy sự phức tạp cũng như nhiêu khê trong thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng hiện nay. Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Xây dựng đã yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm rà soát lại các văn bản do địa phương mình ban hành, bãi bỏ các quy định về thủ tục không đúng với quy định của Chính phủ và Bộ Xây dựng, đồng thời chấn chỉnh cán bộ, công chức không được tự đặt ra các thủ tục trái với quy định. Đồng thời, Bộ Xây dựng sẽ ban hành Quyết định về “Mẫu quy trình, thủ tục thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp” để cải tiến và bãi bỏ một số thủ tục hành chính quy định tại các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng. Với những thủ tục hành chính cần được bãi bỏ, cải tiến nhưng vượt quá thẩm quyền, Bộ Xây dựng đề nghị với Thủ tướng Chính phủ cho cải tiến thủ tục giao đất, cho thuê đất, tính giá đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng và thu tiền sử dụng đất trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn để giải quyết các vướng mắc, khó khăn của nhà đầu tư. Bộ này cũng đề nghị bãi bỏ quy định về đăng ký và cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước. Bởi các quy định về đăng ký và cấp giấy chứng nhận đầu tư đang làm phát sinh nhiều thủ tục cho nhà đầu tư và gây áp lực cho công việc cho cơ quan quản lý nhà nước. Trước đây chỉ quy định cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng nay theo Luật Đầu tư thì nhà đầu tư trong nước cũng phải thực hiện các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Bộ cũng đề nghị bỏ bớt một số thủ tục, ghép một số thủ tục để giảm thời gian, trung bình 1 dự án còn 1 năm. Sẽ giảm từ 3 năm xuống còn 1 năm Theo nhận định của Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng), ông Chu Văn Chung, với việc bỏ bớt một số thủ tục và ghép một số thủ tục thì sẽ giảm thời gian giải quyết trung bình từ 3 năm xuống còn 1 năm/dự án. 7 thủ tục mà Bộ Xây dựng kiến nghị bỏ đó là: Xác nhận ranh giới đất không có tranh chấp, khiếu kiện (thời gian để làm việc này kéo dài tới hai tháng rưỡi); Thỏa thuận của địa phương nơi có đất về địa điểm của dự án; Chấp thuận đề cương nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500; Chấp thuận lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500; Chấp thuận ranh giới, mốc giới và diện tích ô đất lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và lập dự án; Chấp thuận ranh giới ô đất lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và lập dự án tại địa phương có đất; Thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đã đề nghị cải tiến quy trình, nhập 8 thủ tục. Trong đó có 2 thủ tục giới thiệu địa điểm dự án và xác định chỉ giới đường đỏ và các số liệu hạ tầng kỹ thuật được nhập vào thủ tục cung cấp thông tin về quy hoạch. 6 thủ tục còn lại gồm: thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; các thỏa thuận chuyên ngành, cấp điện, cấp nước; các thủ tục về chiều cao tĩnh không; thủ tục về phòng cháy, chữa cháy; thỏa thuận kiến trúc; thẩm định thiết kế cơ sở được nhập vào thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500. Tuy nhiên, vấn đề mà các nhà đầu tư lo lắng chính là liệu mục tiêu rút ngắn thời gian từ 3 năm xuống còn1 năm có khả thi không khi mà trên thực tế, không ít chủ đầu tư đã bị các cán bộ nhà nước hạch sách, gây khódễ trong quá trình làm thủ tục. Đây có lẽ không chỉ là vấn đề của riêng ngành xây dựng.
     
     

Chia sẻ trang này