Rủi ro hay thử thách khi xây nhà vào thời điểm thị trường tăng giá

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi duseovntop, 4/11/22.

  1. duseovntop

    duseovntop Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    5/4/21
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Rủi ro hay thử thách khi xây nhà vào thời điểm thị trường tăng giá Trước sự tăng giá, các bên tham gia đều tính toán thiệt hơn. Trong đó, người cung cấp vật liệu “nắm đằng chuôi”, còn dự án Đức Giang Bảo Lộcnhà thầu thì tìm cách ép chủ đầu tư. [​IMG] Muốn mua thép, phải đặt tiền trước. Đồng thời, phải nộp thêm tiền trượt giá khi nhận hàng. Theo kiến trúc sư Nguyễn Văn Châu, công ty Tỷ Lệ Vàng, thị trường xây dựng tăng giá “như một quy luật bình thường trong mỗi năm khi mùa xây dựng vào vụ vì hút hàng, nhưng chỉ tăng khoảng 5% trở lại tuỳ mặt hàng”. Chu kỳ tăng giá bình thường theo như ông Châu cho biết, cứ ra tết là vật tư phần xây thô tăng trong khoảng 2 – 3 tháng, tiếp đến vật tư phần hoàn thiện tăng khoảng 2 tháng. Tới mùa mưa khoảng tháng 8 trở đi phần thô tăng đợt hai, rồi tiếp vật tư phần hoàn thiện tăng đợt hai để hoàn tất công trình trước tết năm tới... “Cứ thế, năm nào cũng quay lại chu trình tăng giá này”. Và khi có sự trượt giá, lạm phát... thì việc tăng giá lại gay gắt hơn. Nhà thầu tính toán Để xử lý chuyện tăng giá như kể trên, các chủ thầu đưa ra nhiều cách khác nhau nhưng hầu hết đều phải tính đúng, tính đủ trượt giá. Ông Nguyễn Thu Phong, giám đốc công ty Nhà Vui cho biết: “Hiện nay khách hàng cũng rất cân nhắc khi ký hợp đồng xây nhà do giá tăng quá nhiều. Trước đây một căn nhà phố giá xây dựng chỉ trên dưới 1 tỉ đồng/căn nay lên đến từ 1,5 - 2 tỉ đồng/căn. Tình hình kinh doanh của công ty cũng bị ảnh hưởng, tới thời điểm này chỉ đạt được 70% chỉ tiêu đề ra”. Ông Hoàng Gia Lộc, giám đốc công ty TNHH thương mại và xây dựng Lê Hoàng cho biết: “Đối với giá vật liệu xây dựng, người có hàng đang “nắm đằng chuôi” vì ở thế chủ động”. Một nhà thầu khác còn cho biết, muốn đặt mua thép phải thanh toán tiền trước mới có hàng. Đến khi nhận hàng, lại phải trả thêm phần trượt giá thì mới có hàng. Người mua phải đồng ý như vậy ngay từ khi đặt mua, thì chủ hàng mới bán. Ông Hoàng Gia Lộc nói: “Có mấy căn ký hợp đồng từ trước, phải hoàn công vào dịp tết, tôi phải gồng mình chịu. Còn những hợp đồng mới ký sau tết, tôi phải tính yếu tố trượt giá vào. Tôi chốt giá tại ngày ký hợp đồng xây dựng. Sau đó cứ giá tăng là tính vào giá thành. Vậy mà cũng gặp khó vì giá nhân công tăng quá”. Từ “bài ngửa” đến báo giá hàng tuần Kiến trúc sư Trần Cao Hiếu, phó giám đốc công ty cổ phần kiến trúc CA cho biết ông sử dụng hợp đồng theo kiểu “bài ngửa”. Ông Hiếu giải thích: “Ví dụ xây dựng công trình này, tôi tính toán lợi nhuận là 5%. Vậy thì hợp đồng của tôi ký là cứ lấy hoá đơn đầu vào cộng chi phí thực tế cộng 5% lợi nhuận là ra số tiền chủ nhà phải thanh toán. Như vậy thì đúng là chủ nhà phải chịu rủi ro tăng giá nhưng nếu không, mình lấy đâu mà bù?”. Chính vật liệu tăng giá cùng với việc giá nhân công tăng đã đẩy giá thành xây dựng lên cao. Cũng cùng thời điểm này năm ngoái giá xây dựng nhà dân dụng nằm trong khoảng 2 – 2,5 triệu/m2, đến nay giá tăng lên 3 – 3,5 triệu/m2 đối với nhà thô ở mức trung bình. Theo anh Kỳ, giám đốc thi công của công ty Nhà Vui thì: “Giá tăng làm cho việc kinh doanh trở nên khó khăn hơn, như việc thanh lý hợp đồng rất phức tạp. Khi quyết toán phải tính từng thời điểm tăng giá để áp giá. Hiện nay công ty khi ký hợp đồng đều có điều khoản trượt giá. Điều này khách hàng cảm thấy không được thoải mái. Chúng tôi chỉ dám báo giá theo từng tuần và vận động khách hàng ký hợp đồng hoàn thiện sau khi xong phần thô. Chỉ có như vậy mới có thể sát với giá thị trường trong thời điểm nhiều biến động như hiện nay”. Một kiến trúc sư (giấu tên) cho biết, phần thiệt luôn nghiêng về phía chủ nhà. Do hợp đồng phải quyết toán, điều chỉnh giá nhiều lần, nhưng chủ nhà thường là người không có chuyên môn, nên dễ bị ăn gian về khối lượng vật tư. Còn có tình trạng ăn gian về chủng loại vật tư (dùng loại vật tư chất lượng kém hơn) khi vật tư tăng giá.
     
     

Chia sẻ trang này