Toàn quốc Tê tay chân khi có thai và cách điều trị

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi muoigentis, 23/10/20.

  1. muoigentis

    muoigentis Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    10/6/19
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Bà bầu bị tê tay là một trong những tình huống có thể gặp trong trải nghiệm bầu bí. Tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của các mẹ bầu. xét nghiệm sàng lọc trước sinh Gentis sẽ cùng các mẹ tìm hiểu chi tiết hơn.
    Tê tay chân khi mang thai và cách điều trị
    Bà bầu bị tê tay – Triệu chứng
    [​IMG]
    Triệu chứng tê tay ở các bà bầu thường xảy ra từ tháng thứ 5 của thai kì, cùng thời điểm với mắt cá, chân dễ sưng phù. Ngoài ra bà bầu cũng có thể gặp chứng tê tay bất cứ lúc nào.
    Đa số các bà bầu sẽ bị đau nhẹ nhất thời, thoáng qua, trong một số ít trường hợp thì triệu chứng có biểu hiện nặng, đau dữ dội và kéo dài, có khi trong nhiều tháng. Biểu hiện bệnh là xuất hiện cảm giác đau thường tập trung ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón đeo nhẫn. Bà bầu cũng sẽ cảm thấy tê các đầu chân tay, cảm giác như bị châm chích, dị cảm, kiến bò, tê buồn, chuột rút rất khó chịu, ngứa ran, nóng như xát ớt ở các ngón tay, có khi lan lên cánh tay. Thường các triệu chứng này xuất hiện vào ban đêm.
    Càng về sau, mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay chân bị tê nhức nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay, dọc cẳng chân, mông, đùi gây khó cử động, đi lại khó khăn…
    Ngoài ra, một số bà bầu còn kèm theo các chứng đau lưng, đau vai gáy.
    Bà bầu bị tê tay – Nguyên nhân
    Khi thai lớn, trọng lượng của bà bầu tăng nhanh, thai to, một số thai phụ có dấu hiệu bị phù, gây ra hiện tượng ống cổ tay bị sưng nề gây co kéo các dây thần kinh, tạo nên hiện tượng các đầu ngón tay bị tê.
    Một số bà bầu do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng hoặc do nghén nôn nhiều, mắc bệnh đường ruột nên không hấp thu được vitamin và khoáng chất trong thực phẩm dẫn tới bị thiếu hụt canxi, các vitamin B1, B12, acid folic, kali, sắt, kẽm… Mẹ bầu thiếu canxi hay các vitamin nên hay bị chuột rút và tê tay.
    Bà bầu ngồi, đứng, sai tư thế; hoặc nằm gối đầu lên tay.
    Bà bầu lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ,…
    [​IMG]
    Bà bầu bị tê tay – Cách phòng tránh
    • Không gối đầu lên tay khi ngủ.
    • Tập luyện, vận động thường xuyên các ngón tay hằng ngày.
    • Tránh vận động liên tục và lặp lại cùng một tư thế ở bàn tay nhiều lần trong ngày.
    • Chườm lạnh để giúp giảm sưng và đau.
    • Ngâm tay vào chậu nước ấm để giảm đau, có thể pha thêm tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu tràm.
    • Nếu tê tay là do thiếu vitamin thì cần đến bác sĩ tư vấn về dinh dưỡng cũng như bổ sung vitamin nếu cần theo chỉ định của bác sĩ.
    Nếu các triệu chứng đau, tê nhức vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm mà vẫn tăng dần lên thì các mẹ bầu cần đến bác sĩ khám để được tư vấn điều trị, không tự ý dùng thuốc giảm đau.
    Đọc thêm: sàng lọc trước sinh là gì ?
     

Chia sẻ trang này