Tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh cải thiện bằng cách nào?

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi Hangg Minhh, 11/3/23.

  1. Hangg Minhh

    Hangg Minhh Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    7/3/22
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng thường gặp những vấn đề về sức khỏe về đường tiêu hóa. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, khiến trẻ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vậytrẻ sơ sinh đau bụng có biểu hiện gì và nên làm thế nào để cải thiện tình trạng này?


    TÌNH TRẠNG ĐAU BỤNG Ở TRẺ SƠ SINH CẢI THIỆN BẰNG CÁCH NÀO?

    Khi nhận thấy trẻ sơ sinh bị đau bụng, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giúp trẻ bớt khó chịu, làm dịu cơn đau cho con:

    · Thay đổi chế độ ăn uống: Nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh chủ yếu tới từ sữa mẹ, do vậy, trong giai đoạn cho con bú mẹ cần ăn uống khoa học hơn với các thực phẩm lành mạnh, hạn chế sử dụng đồ ăn, thức ăn có chứa chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, nước ngọt. Mẹ cũng nên tăng cường ăn uống dinh dưỡng hơn, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin C để nâng cao chất lượng sữa.

    · Cho bé uống men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa: Trong những năm đầu đời, do hệ tiêu hóa của con còn non nớt nên dễ bị tấn công bởi các hại khuẩn, gây loạn khuẩn đường ruột khiến bé đau bụng, đi ngoài. Việc tăng cường men vi sinh cho trẻ sơ sinh là cách bổ sung hàm lượng lợi khuẩn lớn vào hệ tiêu hóa của trẻ, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Điều này tạo tiền đề giúp làm dịu cơn đau bụng của bé, cải thiện các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thường gặp và giúp trẻ ăn uống tốt hơn, ngủ ngon giấc hơn.

    · Dùng sữa công thức khác: Trường hợp bé bị đau bụng do dùng sữa công thức không hợp, mẹ hãy thay thế sữa cho con với các loại sữa thủy phân để dễ tiêu, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.

    · Vuốt lưng và massage bụng bé: Trẻ sơ sinh bú mẹ hay dùng bình sữa không đúng cách thường có xu hướng nuốt phải nhiều không khí dư thừa vào bụng, làm cho bé chướng bụng, đau bụng và nôn trớ. Để đẩy khí dư thừa ra ngoài, sau mỗi lần cho con bú mẹ hãy thực hiện vuốt lưng, vỗ ợ hơi và vuốt bụng cho bé. Bế trẻ ở tư thế thẳng đứng và vỗ lưng cho tới khi nghe thấy tiếng ợ.

    TRẺ SƠ SINH ĐAU BỤNG CÓ BIỂU HIỆN GÌ?

    Hiện tượng trẻ sơ sinh bị đau bụng thường xảy ra với bé dưới 3 tháng tuổi do nhiều nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý, với các triệu chứng nhận biết như:

    · Trẻ có bụng cứng, nắm tay thật chặt hoặc cong lưng khi đau.

    · Trẻ khóc rất to, ưỡn người, giơ hai chân lên hay xì hơi, vặn vẹo, đau cơ, khuôn mặt lộ rõ sự đau đớn.

    · Trẻ có các hành vi khác thường, gắt gỏng nhiều.

    · Trẻ quấy khóc bỏ bú, ăn ngủ kém hơn so với lúc bình thường.

    · Trẻ bị buồn nôn, nôn hay tiêu chảy.

    · Dạ dày của trẻ căng phồng, chứa nhiều hơi bên trong.

    · Trẻ khóc to hơn, khóc thét như thể đang la hét hoặc bị đau đớn.

    · Trẻ khóc nhiều hơn vào khoảng thời gian chiều hoặc tối.

    · Trẻ khóc ít nhất 3 giờ trong 3 ngày một tuần, hoặc nhiều hơn ở ít nhất 3 tuần.

    · Bố mẹ thường không thể dỗ dành bé nín khóc hay làm dịu cơn đau cho con.

    DẤU HIỆU TRẺ SƠ SINH ĐAU BỤNG CẦN ĐI GẶP BÁC SĨ?

    Bé sơ sinh bị đau bụng không phải triệu chứng nguy hiểm, tuy nhiên nếu con bị đau bụng kèm theo các dấu hiệu bất thường sau, mẹ nên cho con đi viện khám sớm:

    · Trẻ thường xuyên có dấu hiệu nôn trớ.

    · Trẻ bị căng bụng, chướng bụng, khó chịu.

    · Trẻ thường xuyên trong trạng thái buồn ngủ, lờ đờ.

    · Trẻ sốt cao trên 38 độ C.

    · Trẻ bị đi ngoài, phân có lẫn máu.

    · Trẻ không chịu ăn, sụt cân hay giữ cân.
     

Chia sẻ trang này