Biện pháp giúp trẻ thoát khỏi bệnh tay chân miệng

Thảo luận trong 'Thảo luận chung - Góc chia sẻ' bắt đầu bởi wankadanhungntc, 25/4/18.

  1. wankadanhungntc

    wankadanhungntc Thành viên

    Tham gia ngày:
    27/3/18
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nữ
    Bệnh lây truyền từ người sang người, bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh lưu hành quanh năm nhưng tập trung vào giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.

    Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

    Bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, càng nhỏ càng dễ nặng, khoảng 90% trẻ tự khỏi trong 7 - 10 ngày. Nếu trẻ không giật mình thì hiếm khi có biến chứng. Tỉ lệ biến chứng của bệnh tay chân miệng khoảng 10%, trong số ca có biến chứng thì tỉ lệ tử vong dưới 10%.

    Theo các bác sĩ, hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ vì thế cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà. Khi chăm sóc trẻ, phụ huynh nên tắm rửa cho trẻ như bình thường, đến ngày mụn sẽ khô và không nên bôi thuốc xanh vì bôi thuốc không có tác dụng mà còn làm cho các bác sĩ khó xác định được nguyên nhân của mụn nước.

    Bên cạnh đó, nếu trẻ không loét miệng nhiều gây bội nhiễm thì không nên cho trẻ uống kháng sinh hay vitamin. Do miệng đau nên trẻ sẽ không chịu ăn vì vậy phụ huynh nên làm thức ăn nguội hẳn hay làm mát rồi cho trẻ ăn; không ăn nóng, ăn cay, ăn chua.

    Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ có các biểu hiện như sốt cao liên tục ≥ 39 độ C khó hạ, thở mệt hay thở yếu, tiêu lỏng hay nôn ói nhiều; giật mình, chới với, run chi, quấy khóc; bứt rứt khó ngủ, yếu hay liệt các chi, co giật hay hôn mê nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất.

    Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc đặc trị, nên các biện pháp phòng bệnh chủ yếu sử dụng các biện pháp phòng bệnh phổ cập, áp dụng phòng bệnh cho bệnh lây qua đường tiếp xúc.

    xem thêm an cung rùa vàng

    Để phòng ngừa sự lây lan của bệnh, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh và người trông giữ trẻ thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ và người chăm sóc bằng xà phòng dưới vòi nước sạch; vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần đồ chơi, vật dụng và nơi sinh hoạt của trẻ; đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống chín, tuyệt đối không ăn chung muỗng, chén...

    Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác. Cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
     

Chia sẻ trang này