Đồng Nai Bức tranh bị đốt trong 'Chạy ngay đi' của Sơn Tùng M-TP có ý nghĩa gì?

Thảo luận trong 'Thùng rác' bắt đầu bởi taotai5853, 14/5/18.

  1. taotai5853

    taotai5853 Thành viên

    Tham gia ngày:
    25/4/18
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Bức họa “Đức mẹ sầu bi” có đề tài tôn giáo, nhưng mang câu chuyện về sự mất mát, niềm tin bị lung lay của họa sĩ Bouguereau.

    Vài ngày nay, MV Chạy ngay đi của Sơn Tùng M-TP phát hành đã đạt kỷ lục về lượng người xem. Bên cạnh đó, tác phẩm của Sơn Tùng cũng gây xôn xao bởi chi tiết bức tranh Đức mẹ sầu bi (Pietà) của họa sĩ William Adolphe Bouguereau(1825-1905). nghe doc truyen online

    [​IMG]


    Nội dung tranh miêu tả cảnh Đức Mẹ Maria khi hạ xác Chúa Jesus xuống khỏi cây thập giá sau khi Người chịu đóng đinh.

    Nhiều ý kiến cho rằng hình ảnh các vũ công ăn mặc gợi cảm nhạy múa trước bức tranh, chi tiết Sơn Tùng châm lửa đốt bức tranh ở cuối MV là phản cảm, xúc phạm Công giáo, động chạm đến tôn giáo.

    Bức tranh Đức Mẹ sầu bi (Pietà) thể hiện một chủ đề lớn trong nghệ thuật Kitô giáo, miêu tả Đức Mẹ Maria ôm xác Chúa Jesus. Đây là một cảnh tượng đặc trưng nhất trong bối cảnh hạ Chúa Jesus xuống khỏi cây thập giá sau khi chịu đóng đinh.

    Đức Mẹ sầu bi là một trong ba cảnh miêu tả nỗi đau đớn của Maria trước cái chết của Jesus, con trai mình. Hai cảnh còn lại là Đức Mẹ sầu đau và Đức Mẹ sầu thương.

    Đức Mẹ sầu bi (Pietà) của họa sĩ William Adolphe Bouguereau được hoàn thành năm 1876, với chất liệu sơn dầu trên vải, kích thước 222,9 x 149,2 cm.

    Chỉ cần một cái nhìn thoáng qua, bức tranh khiến ai cũng cho rằng nó thể hiện một chủ đề trong Kitô giáo. Cơ thể Đấng Cứu Chuộc nằm trong vòng tay của Maria dẫn hướng nhìn tập trung vào khuôn mặt Đức Mẹ.

    Đôi mắt đỏ nhìn chằm chằm vào phía đối diện, cho thấy đó không phải là một ánh mắt chấp thuận, mà là một sự giận dữ, không tin vào sự việc.

    Người mẹ này như đang hỏi, tại sao con trai duy nhất của cô ấy phải chịu nỗi đau này?

    Tuy nhiên, bức tranh này không chỉ mô tả một sự kiện mang tính tôn giáo, một chủ đề phổ biến trong Kitô giáo, nó còn là một tiếng thét của nỗi lòng người họa sĩ. Đó là một mô tả về sự kiện cá nhân mạnh mẽ, tàn phá, về sự việc có thật, khó chấp nhận: sự mất mát đứa con trai lớn của họa sĩ Bouguereau.

    Khi Georges (con trai của họa sĩ Bouguereau) qua đời ở tuổi 16, vào ngày 19/7/1875, Bouguereau chìm trong trầm cảm suốt sáu tháng liền. Để thoát khỏi tình trạng này, người họa sĩ quyết định tạo ra một bức tranh để khắc họa nỗi đau của mình, và để tưởng niệm đứa con trai đã chết của mình.

    Kết quả là Pietà hoàn thành năm 1876.

    Sức mạnh phi thường của bức tranh này xuất phát từ sự sáng tạo của họa sĩ, khi kết hợp kỹ thuật cổ điển mà bản thân ông sử dụng với sức mạnh thô sơ từ cảm xúc Bouguereau.

    Bouguereau đã cá nhân hóa câu chuyện phố biến này trong bức tranh. Maria ở đây là hiện thân của một người mẹ đã mất đi con trai của mình.

    Trong tranh, chi tiết cầu vồng của thiên thần xuất hiện gần như hình ảnh hiện thực. Chi tiết bình rượu khiến người xem tranh cảm thấy đau đớn, nhưng không bị cuốn trôi vào nỗi đau ấy.

    Pietà từ khi ra đời tới nay đã trải qua nhiều giao dịch, những lần thay chủ sở hữu như: Bán năm 1876 bởi Princess Demidoff (30.000 franc), bán năm 1877 với giá 18.000 franc, nằm trong bộ sưu tập cá nhân ở Tây Ban Nha cho đến năm 1941, xuất hiện tại New York cho đến năm 1982, được bán bởi một người ẩn danh tại nhà đấu giá Sotheby’s New York năm 1996…

    Ngày 9/6/2010, bức tranh nằm trong phiên đấu giá của Christie’s với giá giao dịch là 2,7 triệu USD.
     

Chia sẻ trang này