Cao Toàn Mỹ có trong tay hàng trăm tỷ khi rời khỏi Vinagame

Thảo luận trong 'Mỹ phẩm - Spa - Trang sức - Làm đẹp' bắt đầu bởi 513minh89, 23/9/16.

  1. 513minh89

    513minh89 Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    18/6/16
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Ông Cao Toàn Mỹ, người có liên quan trong vụ việc xét xử hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, được biết đến là một doanh nhân trẻ đã từng có được thành công nhất định trong lĩnh vực công nghệ.

    Ông Mỹ hiện giữ vị trí Tổng giám đốc của CTCP Mạng tin học ảo Vina – Vina Cyber. Công ty này có vốn điều lệ 10 tỷ đồng, do ông Mỹ sở hữu % vốn.

    Tuy nhiên, ông Mỹ được biết đến nhiều hơn với vai trò là 1 trong 4 cổ đông sáng lập của Vinagame – nay là CTCP VNG, công ty game online lớn nhất Việt Nam đồng thời là chủ sở hữu của ứng dụng nhắn tin Zalo.

    Năm 2004, ông Cao Toàn Mỹ cùng các ông Lê Hồng Minh, Trịnh Bảo và Nguyễn Thanh Bình đã góp 4,5 tỷ đồng để thành lập nên công ty tiền thân của VNG ngày nay. Trong đó, ông Mỹ góp 750 triệu đồng, tương đương 16,7% cổ phần và ông Lê Hồng Minh góp 2,62 tỷ đồng, tương đương 58%.



    Là một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực game online, lại sớm huy động được vốn từ những quỹ đầu tư lớn như IDG Venture nên VNG đã tăng trưởng rất nhanh chóng, lợi nhuận lên đến vài trăm tỷ mỗi năm. Vào năm đỉnh cao 2012, lợi nhuận của VNG thậm chí còn đạt trên 1.000 tỷ đồng.

    Qua các đợt tăng vốn chào bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, bán cổ phiếu ESOP, giá trị của VNG đã tăng lên nhanh chóng nhưng tỷ lệ sở hữu của những thành viên sáng lập đã giảm đi đáng kể. Như ông Lê Hồng Minh, người vẫn chèo lái VNG đến ngày nay, tỷ lệ sở hữu giảm xuống còn quanh mức 20%.

    Với ông Cao Toàn Mỹ, tỷ lệ sở hữu có thể xuống còn khoảng 4-5%.

    Tuy nhiên, ông Mỹ cùng 2 thành viên sáng lập khác đã rời khỏi VNG từ khá sớm, vào khoảng đầu năm 2008. Đây cũng là khoảng thời gian mà tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc bắt đầu đầu tư vào VNG – nhiều khả năng ông Mỹ cũng như các cổ đông sáng lập khác đã thoái (một phần/toàn bộ) cổ phần của mình từ thời điểm này.


    Theo một số chuyên gia am hiểu trong lĩnh vực công nghệ, vào thời điểm 2008, VNG hoàn toàn có thể được định giá từ 100-200 triệu USD; đồng nghĩa với việc ông Mỹ có thể thu về từ 5-10 triệu USD, tương đương cả trăm tỷ đồng khi thoái toàn bộ cổ phần của mình.

    Thời đỉnh cao, VNG từng được định giá lên tới cả tỷ USD. Theo các giao dịch gần nhất, giá trị của công ty này hiện vào khoảng 700-800 triệu USD. Nếu ông Mỹ bán cổ phần muộn hơn thì số tiền thu về sẽ cao hơn nhiều.

    Cũng từ năm 2008 đến nay, VNG đã chi hàng trăm tỷ mỗi năm để mua lại cổ phiếu quỹ từ các cổ đông của mình. Đây cũng là một hình thức phân phối lợi nhuận cho cổ đông khi mà VNG theo đuổi chính sách không chia cổ tức trong suốt nhiều năm.

    Tính đến đầu năm 2016, tổng số tiền mà VNG đã chi ra để mua lại cổ phiếu lên đến trên 1.600 tỷ đồng. Mức giá mua cổ phiếu quỹ hiện đã lên đến 542.000 đồng/cp – gấp hơn 3 lần so với mức giá mua hồi năm 2011 vào khoảng 150.000 đồng/cp.
    Tin doanh nghiệp – http://chungkhoanviet.info/
     

Chia sẻ trang này