Với sự phát triển của công nghệ thông tin, mạng xã hội, hình thức bán hàng online ngày càng được ưa chuộng. Bên cạnh các shop bán hàng mới thì những chợ đồ cũ online cũng hình thành nhanh chóng, phát triển như nấm mọc sau mưa với các tên gọi: Chợ đồ cũ, Dọn nhà cho đỡ chật, Chợ đồ cũ online, Chợ mua bán đồ cũ thanh lý… Chợ đồ cũ online không thiếu một món đồ nào từ hàng công nghệ cao: máy ảnh, điện thoại, laptop cho đến các đồ tiêu dùng gia dụng như quần áo, giày dép, tủ quần áo. Chúng thường được rao bán với các lý do như chủ nhân dọn nhà, chuyển nhà nên muốn thanh lý đồ cũ giá rẻ, cân nặng tăng nên không còn mặc vừa những loại quần áo, giày dép cỡ bé, muốn “đổi đời” cho món đồ công nghệ… Các chợ đồ cũ trên mạng ra đời nhằm giúp nhiều người bán đi những món đồ đã qua sử dụng nhưng hàng còn mới, giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng nguyên nhãn mác. Người mua do cu thì hào hứng vì tốn ít tiền mà đã sở hữu được món đồ “ngon lành”, có món còn mới 80 – 90%. Tuy nhiên, hình thức buôn bán đồ cũ này cũng tiềm ẩn nhiều cạm bẫy mà thiệt thòi thường thuộc về người mua khi món đồ “ring” về không đạt chất lượng như mong muốn. Chợ đồ cũ online mọc ra ngày càng nhiều trên mạng xã hội Kèm với đó là ảnh và những dòng giới thiệu về tính năng, độ mới, độ hot, giá cả của sản phầm: “Cần thanh lý gấp Ipad2, 3G wifi đầy đủ, hàng xách tay Mĩ còn new 90%, có sạc, bao đầy đủ. Ai có nhu cầu liên hệ số điện thoại 09xxxxxxxx. Giá bán là 6.5 triệu nha các bạn”, “Có em Lumia 525 màu vàng mới mua đầu tháng 1 tại TGDD, wifi , 3G căng lướt web nhanh, test thoải mái nhé. Phụ kiện Full box đầy đủ sạc cáp, hộp, tai nghe, có giấy tờ mua bán, lúc mua là 3.4 triệu nay muốn bán giá 2.650.000 đồng có fix cho bác nào nhiệt tình”, “Tớ có bầu nên muốn nhượng lại một số áo phông, giá chỉ từ 100.000 đồng đổ xuống thôi, không hơn. Vui lòng không mặc cả nhiều vì hàng hầu như mới do ít khi đụng đến”…. Dính “quả lừa” như chơi Vì giá cả của những món đồ mới đa phần đều rất mềm nên ít khi người thu mua do cu so đo nhiều như tâm lý thường thấy khi mua đồ mới. Nhìn ảnh thấy ưng mắt, giá cả nằm trong phạm vi cho phép là có thể xúc tiến luôn việc mua bán, thương thảo giữa hai bên. Cũng vì mua bán trên mạng dựa trên niềm tin, không có sự ràng buộc nào nên khách hàng rất dễ bị rơi vào tròng, mua nhầm hàng chất lượng kém. Cảnh báo lừa đảo của Ban quản trị Group "Dọn nhà cho đỡ chật" Chị Thanh Thủy (Minh Khai, HN) cho biết, vì có nhu cầu mua bộ phát wifi giá rẻ nên chị Thủy lên trên mạng, tìm mấy chợ đồ cũ để săn sản phẩm. Chị mừng hú khi thấy một thành viên rao bán chiếc wifi TP – Link trông còn mới nguyên, sử dụng được 1 tháng. Giá bán sản phẩm mới này ở thị trường khoảng 350 – 400.000 đồng/chiếc trong khi đó, topic rao bán chỉ 250.000 đồng, có giảm nhẹ cho khách ở xa. Chị Thủy hí hửng gọi điện và ring ngay em wifi đó. Chỉ đến khi lắp đặt xong, thấy sóng wifi phát ra rất yếu, chập chờn, chị mới giật mình về chất lượng sản phẩm. Gọi điện cho người bán, than phiền về sản phẩm, chị Thủy nhận được câu trả lời tỉnh bơ: “Chả hiểu bạn dùng thế nào chứ trước tôi dùng vẫn ngon lành”?! “Biết là lời qua tiếng lại cũng chẳng giải quyết được việc gì vì “tiền đã trao, cháo đã múc” nên tôi cũng đành nín nhịn, ôm cục tức trong lòng. Tưởng là mua đồ cũ được món hời, ai dè còn bị lỗ gấp đôi”, chị ấm ức kể lại. Thanh Xuân (Đông Anh, HN) thì gặp phải một trường hợp trớ trêu không kém. Xuân vốn rất thích một kiểu áo phông cánh dơi màu xanh hàng Việt Nam xuất khẩu, giá tầm 280 – 300.000 đồng/áo, cô đã đến nhiều cửa hàng quen để tìm mua nhưng màu áo yêu thích đều đã bán hết. Thế nên khi thấy một người rao bán chiếc áo này với lý do “mới mặc 2 – 3 lần nhưng bị chê xạm da và béo nên muốn bán lại”, giá chỉ 200.000 đồng nên Xuân cũng gọi điện đặt mua. Giá cả được thương thảo lại là 200.000 đồng kèm cả phí ship. “Nhận hàng xong tôi mới phát hiện ra chiếc áo này là hàng Taiwan chứ không phải hàng Việt Nam xuất khẩu”, Xuân nói. Mua ban do cu trên các chợ đồ cũ online luôn tiềm ẩn nhiều cạm bẫy Thậm chí, từng có không ít shipper cũng rơi vào bẫy lừa và ngậm ngùi nhìn mớ hàng cũ không biết nên xử lý ra sao. Trên Group “Dọn nhà cho đỡ chật”, nickname Thành Trề chia sẻ câu chuyện bị “ăn thịt lừa” của mình. Cụ thể hôm đó Thành nhận được tin nhắn đi ship hàng từ một số điện thoại lạ. Hàng hóa cần ship gồm 1 xịt gôm 170.000 đồng, 1 sơ mi dáng dài 200.000 đồng, phí ship là 30.000 đồng. Thành sẽ có nhiệm vụ tới nhận hàng tại trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy) và chuyển hàng tới 173 Nguyễn Trãi ( Royal City). Thành sẽ phải đặt trước tiền hàng cho 2 món đồ mà mình chuẩn bị đem đi ship. Tuy nhiên, khi đến nơi, Thành điện thoại liên hệ thì số điện thoại người nhận hàng không liên lạc được, gọi lại cho chủ hàng thì cũng y như vậy. Đến lúc này Thành mới biết mình bị lừa. Đồ thì cũ lại là đồ nữ, Thành lại là con trai nên vô cùng ức chế vì không biết nên xử lý ra sao với số “thành phẩm” có được từ vụ lừa. Có thể thấy, các chợ đồ cũ online đang phát triển với tốc độ rất mạnh. Mỗi ngày lại có thêm nhiều page, nhiều group lập ra để tạo thành diễn đàn thanh lý đồ cũ – bán các loại sản phẩm đã qua sử dụng. Tuy nhiên, khách hàng cần hết sức chú ý, cẩn thận với món hàng sắp mua, chớ nên nghĩ rằng hàng cũ – giá hời mà mạnh tay chi tiền bởi rất có thể đó là chỉ là một chiêu trò lừa đảo. Website: http://www.docu24h.com/Thu-mua-do-cu-cac-loai/29.vtn ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227 Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng Trung tâm chợ : Chợ đầu mối bắc thăng long - hải bối - đông anh - hà nội ( ngay chân cầu thăng long ) Sưu tầm
Chợ đồ cũ online không thiếu một món đồ nào từ hàng công nghệ cao: máy ảnh, điện thoại, laptop cho đến các đồ tiêu dùng gia dụng như quần áo, giày dép, tủ quần áo. Chúng thường được rao bán với các lý do như chủ nhân dọn nhà, chuyển nhà nên muốn thanh lý đồ cũ giá rẻ, cân nặng tăng nên không còn mặc vừa những loại quần áo, giày dép cỡ bé, muốn “đổi đời” cho món đồ công nghệ…