Chợ đồ cũ trên đường giải phóng hà nội

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi thanhlydocu, 25/3/16.

  1. thanhlydocu

    thanhlydocu Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    22/1/16
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Nếu như “chợ đồ cũ” Đê La Thành “thiên” về bán linh kiện điện tử thì “chợ đồ cũ” trên đường Giải Phóng lại là nơi để bày bán giày dép và quần áo. Ở đây giày đen hay nâu, hiệu nào, quần áo đông hay hè, kiểu mốt nào đều được đáp ứng đầy đủ.

    Chợ đồ cũ ở hà nội họp không chỉ ban ngày mà ban đêm còn hoạt động rầm rộ hơn. Có lẽ đó cũng là một điểm khác biệt rất lớn so với các vùng miền trên tổ quốc, ở khu chợ đồ cũ đó mọi người không chỉ đơn thuần là mua bán đồ cũ nó còn là sự trao đổi văn hóa.

    Chợ chỉ “họp” trong khoảng thời gian từ xẩm tối đến 21h hàng ngày.

    Nơi đây bày bán đủ thứ trên đời, từ nồi niêu, soong chảo, bát đĩa đến những linh kiện của tivi, máy tính, tủ lạnh, điện thoại,... Ai một lần đi chợ cũng đều tự hỏi: Sao rẻ thế? để rồi nhận ra: Mua hàng ở đây may hơn khôn.

    Đồ “nhảy” đội lốt đồ cũ

    “Chợ” này đây không thiếu thứ gì. Từ những linh kiện nhỏ như con chíp, linh kiện điện tử, đến những loại đèn, gương, IC của những loại xe máy,... anh có tuốt”- một gã bán đồ cũ ở đầu phố Nguyễn Phúc Lai nối với Đê La Thành quả quyết. Quả đúng như gã giới thiệu, trên tấm bạt trải tràn ra cả lòng đường, từ bao tải mà gã vừa trút ra cơ man nào là đồ điện tử, đồ dùng sinh hoạt cho đến quần áo, giày dép.

    [​IMG]
    “Chợ đồ cũ” ở Đê La Thành kéo dài từ đầu ngã tư Giảng Võ-Đê La Thành cho đến gần cổng trường Đại học Văn hoá. Chen chúc trong dòng người đông nghịt một phần đi chợ, phần nhiều là người tham gia giao thông qua lại, trước mắt chúng tôi là vô số các loại đồ cũ. Từ cái sạc điện thoại giá 5 nghìn đồng, đến các loại đồ có giá tiền hàng triệu đồng như ti vi, tủ lạnh, dàn âm thanh và các loại... đồ cổ. Nhưng nhiều nhất ở chợ vẫn là giày dép và đồ dùng sinh hoạt thiết yếu trong gia đình. Điều đáng nói là tất cả những đồ bày bán ở đây đều được chủ hàng giới thiệu là đồ “second hand” nhưng không ít trong số đó vẫn còn nguyên tem mác, nhìn ngoài vẫn mới tinh.

    Đảo một vòng chán chê quanh “chợ”, chọn mua đồ cũ giá rẻ cho mình được một đôi giày vừa ý, trông còn khá mới với giá tiền chỉ bằng đúng một bát phở, anh bạn đi cùng tôi tiện tay khuân luôn cho vợ chiếc máy say sinh tố hiệu philips với giá rẻ như bèo. Chúng tôi bước vào một “sạp” kinh doanh các linh kiện điện tử (điện thoại bàn, ổ cắm điện, bàn là v.v...) nằm sát con dốc Nguyễn Phúc Lai, bà chủ đon đả: “Mua gì vậy hai chú? Vật dụng gì liên quan đến điện tử là chị có hết!”. “Bọn em đang tìm cái điện thoại bàn”, anh bạn tôi lên tiếng. Lập tức bà chủ lấy trong bao tải ra một chiếc điện thoại bàn trông bề ngoài còn khá mới, đưa cho chúng tôi xem và “chào hàng”: “Nay người ta dùng loại “mẹ con” (loại điện thoại bàn di động) cả. Hàng này còn “sống” (ám chỉ việc vẫn sử dụng được). Nhập khẩu 100%!”.

    https://lh5.googleusercontent.com/-...UI/AAAAAAAABHA/16ZOY69hYlI/w450-h338-no/2.jpg

    Thấy chúng tôi ỡm ờ, chị chủ liền đưa ra cái giá mà nghe qua không khỏi giật mình vì độ “bèo” của nó: “50.000đ!”- cái giá phải rẻ hơn đến 10 lần so với niêm yết giá thực tế của nó trên thị trường. Và sẽ không có gì đáng bàn, nếu như sau khi thấy chúng tôi hỏi có thử được không? Chị chủ đáp vội: “Không phải thử, về dùng không được ra đổi cái khác. Chị buôn bán ở đây có tiếng rồi”.

    “Chợ” Giải Phóng kéo dài hàng cây số.

    Chúng tôi vừa mới sà vào một hàng để thử giày thì chợt một gã thanh niên dáng người mảnh khảnh, ném ịch xuống đất một chiếc tải từ xe máy rồi “thả” giọng “chuyên nghiệp” sặc mùi chợ búa với chủ hàng: Ba lít (ba trăm nghìn đồng) xem có “xơi” không? Chiếc bì tải được đổ ra, quần áo nhét với nhau thành một đống nhăn nhúm. Cầm một chiếc áo màu lông chuột gã buông một câu ngắn gọn “hàng hiệu đấy!”. Người mua hàng, không vừa, đốp lại: “Hiệu cái quái gì, toàn đồ Tàu, trăm hai có bán, chị xuống tiền”. Sau một hồi cò kè, cuối cùng đống quần áo được bán với giá 130.000 đồng.

    Trong lúc lượn vào thử các mặt hàng ở “chợ” này, chúng tôi chứng kiến không ít cảnh tượng mua bán của khá nhiều đám bặm trợn với người chủ quán bán nước này. Từ đôi gương xe máy ba, bốn nghìn đồng, đến những chiếc đèn pha ô tô có giá hàng triệu đồng. Thậm chí, có cả những chiếc cặp bên trong còn cả quần áo, dao cạo râu và kem đánh răng cũng được dân đạo chính đem đến đây để mời chào.

    Những cuộc mua bán thường diễn ra chóng vánh, người bán cũng như người mua, thường đưa ra những lời đề nghị khá khớp cho món hàng của mình. Chỉ một lúc đầu hôm mà có đến hàng chục cuộc “giao dịch” được diễn ra trước mắt, hàng được đem đến nhiều nhất và được trả giá cao nhất, đó chính là phụ tùng của ô tô, từ chiếc nắp xi nhan, gương, đến cả tên hiệu của các hãng đều được giới đạo chích “nẫng” một cánh nhẹ nhàng rồi đút túi mang đến đây để chào bán.

    Người dân nơi đây gọi là chợ đồ cũ nhưng thực chất nên gọi nó là chợ “đồ nhảy” thì đúng với bản chất của nó hơn. Đồ cũ gì mà có thứ còn mới nguyên, còn cả tem mác, nếu may mắn có thể mua được hàng còn mới đến 80%. Chẳng thế mà sau khi khảo sát một lượt, chúng tôi nhận ra một điều, chiếm đa phần trong số hàng bày bán tại nơi đây đều là hàng nhái, hàng đã qua sử dụng có giá thành thấp hơn nhiều từ 2 - 5 lần so với thị trường. Đơn cử, như 3 đôi tất theo chủ hàng quảng cáo là hàng dệt kim xuất khẩu chỉ có giá 10.000đ (trong khi giá thực tế là 30 - 40.000đ). Rồi những đôi giày “Nike”, “Adidas”... với mẫu mã không khác xa là mấy so với sản phẩm bán trên thị trường chỉ có giá giao động từ 50.000 - 100.000đ (giảm từ 5 đến 10 lần).

    Chỉ cần dạo qua các tuyến phố trong khu vực nội thành Hà Nội một lượt, không khó để bắt gặp những khu “chợ” kinh doanh, buôn bán đồ cũ, hàng “lướt”- đã qua sử dụng. Một số khu “chợ” đồ cũ khác có tiếng phải kể đến như: “chợ” đồ cũ Nguyễn Khánh Toàn, “chợ” đồ cũ Nguyễn Văn Huyên (quận Cầu Giấy) v.v...

    Nắm bắt được tâm lý mua hàng giá rẻ của một bộ phận không nhỏ người dân là người lao động, sinh viên, học sinh, một số khu “chợ” lấn chiếm vỉa hè, lòng đường kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng: Quần áo, giày dép, đồ điện tử... đã mọc lên gây mất ANTT. Điều đáng nói, các chợ đồ cũ này tồn tại phải đến hơn mười năm nay. Hàng đêm nó vẫn là nơi cản trở giao thông, gây mất trật tự mà vẫn ngang nhiên hoạt động như kiểu đã có giấy phép.

    Và thường xuyên gây cản trở giao thông.

    Ở khu “chợ” đồ cũ nằm trên đường Nguyễn Khánh Toàn (quận Cầu Giấy). Đây là khu chợ tập trung nhiều đồ như sinh hoat phục vụ giới trẻ. Đây vốn được mệnh danh là “thiên đường” đồ rẻ được giới học sinh, sinh viên lui tới tìm mua đồ cũ.

    Chưa đầy 1km đường, trên vỉa hè của cung đường này đã bị án ngữ bởi hàng chục “quầy” hàng kinh doanh đồ cũ, hàng may mặc giảm giá các loại. Các phương tiện nối đuôi nhau tấp vào các “cửa hàng” xem đồ, chốc chốc khoảng không gian ở đây trở nên hoạt náo không khác xa là mấy so với các khu chợ thông thường.

    Chưa nói đến chuyện xuất xứ của hàng hoá, có một thực tế là những hàng quán ở đây đều bán chui giữa... “thanh thiên bạch nhật”. Vì kinh doanh không đúng quy định nên lượng hàng hóa mà chủ các “quầy” nhập về theo đó cũng bị thả lỏng về nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng đi kèm là điều dễ hiểu. Đó là chưa đề cập đến vấn đề lâu dần chợ đồ cũ sẽ biến thành nơi tiêu thụ các sản phẩm trộm cắp, cướp giật, nếu không được dẹp bỏ.

    Ban đầu khi chưa thâm nhập đường dây hoạt động ở các khu “chợ” này, chúng tôi nghĩ rằng: Các sạp kinh doanh đều có “ăng ten” - đối tượng đảm nhận nhiệm vụ cảnh giới, cấp báo cho chủ “quầy” giấu hàng đi khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng xuất hiện. Nhưng khi đã “đi chợ” rồi mới nhận ra rằng đến cả người thường cũng vào mua dễ như trở bàn tay, chợ vẫn hoạt động công khai mà không gặp một trở ngại nào từ phía những người có trách nhiệm. Các hàng quán này hoạt động bao nhiêu năm nay, chả lẽ cơ quan chức năng không nhìn thấy thanh lý đồ cũ?

    Sưu tầm
     

Chia sẻ trang này