Đã thành thông lệ, cứ vào chiếu tối là trên một đoạn thuộc tuyến đường Đê La Thành, những khu chợ lại mọc ra với "người mua kẻ bán" tấp nập. Mọi người chen chúc nhau chọn lựa những món đồ được bày la liệt, lăn lóc trong những chiếc bạt nilon trải trên vệ đường. Chợ đồ cũ Đê La Thành từ lâu đã là khu vực nhộn nhịp vào bậc nhất trong các chợ đồ cũ ở Hà Nội. Ở khu chợ ở Đê La Thành hầu như chỉ toàn những đấng "mày râu" chen chúc trao đổi, mua bán với nhau, chứ hiếm khi thấy một "bóng hồng" nào. Lý do bởi khu chợ này bày bán phần lớn là các loại đồ điện tử "lướt" - đồ cũ đã qua sử dụng như chuột máy tính, bàn phím, điện thoại di động, bộ sạc... cho đến những chai rượu cũ. Tất cả được bày bừa trên một tấm bạt. Từ con chuột, ổ cứng máy tính cũ, bộ sạc pin, điện thoại di động, cho đến các loại quần áo, giày dép cũ và cả vỏ chai ..., những chợ đồ cũ mọc lên ở nhiều nơi, bày bán đủ các loại mặt hàng "thượng vàng hạ cám" không nguồn gốc xuất xứ với giá "rẻ như cho". Những khu chợ bán đủ thứ đồ cũ, lằng nhằng này đã tồn tại từ lâu và thu hút không ít người. Cảnh tượng "người mua kẻ bán" tập nập chật kín cả một đoạn đường Đê La Thành. Những người dân trong khu vực cho biết, khu chợ này mở từ chiều cho đến 9, 10 giờ tối mới ngừng. Theo một chủ sạp, giá cả các mặt hàng phần lớn dựa vào "trí nhớ" và khả năng "ước lượng" người bán. Một con chuột, một bộ bàn phím máy tính có giá chỉ hai ba chục ngàn, điện thoại di động các loại cũng chỉ hơn 100 ngàn... Nếu khéo chọn và may mắn, người mua đồ cũcó thể tìm được những món hàng chất lượng tốt với mức giá rất hời. Tuy nhiên, để chọn được một món hàng ở đây chẳng phải dễ, cho dù có sành sỏi đến mấy, hầu như chẳng ai có thể chắc chắn với chất lượng những món đồ mình bỏ tiền ra mua. "Chỉ có thể kiểm tra xem dây nối có còn tốt không, nút bấm có bị hỏng không, có bị vỡ chỗ nào không còn mua về rồi mà không dùng được thì đành chịu chứ biết làm thế nào", một vị khách đang lựa chuột máy tính cho biết. Anh Hoàng, một tay mua đồ cũ lâu năm cho biết, muốn tìm được một món hàng "dùng được" trong khu chợ này không phải là dễ, đòi hỏi người mua phải có kinh nghiệm chọn hàng. Với các mặt hàng điện tử cũ như điện thoại di động, ngoài việc xem xét vỏ ngoài có bị trầy xước, xây xát hay méo nhiều không, cần phải đặc biệt chú ý đến những đầu... ốc vít của máy. Nếu như đầu vít bị xước xát nghiêm trọng, bị toét hoặc con vít khác màu , hoen rỉ nhiều thì đó là dấu hiệu cho thấy máy từng bị cạy mở. Tuy nhiên, anh Hoàng cũng như tất cả những người khi tìm đến khu chợ này đều hiểu rằng sành sỏi là một chuyện, còn muốn chọn một mặt hàng tốt ở khu chợ này, cần một yếu tố quan trọng hơn đó là "may mắn". Bởi có nhiều mặt hàng điện tử, khi người mua kiểm tra thử tại chợ thì tốt nhưng đem về dùng được vài ngày là hỏng, lúc đó thì người thu mua đồ cũ đành "ngậm ngùi" ném món đồ vào sọt rác chứ chẳng còn cách nào khác. Ngoài chợ đồ cũ Đê La Thành, có thể kể ra một loạt các khu chợ "cái gì cũng bán" nổi tiếng khác trên địa bàn Hà Nội như hồ Hoàng Cầu, hồ Thiền Quang, Nguyến Khánh Toàn, Mai Hắc Đế,.... Những tấm bạt thô sơ bày biện lỉnh kỉnh những mòn hàng siêu rẻ tỏ ra có sức hút đến kì lạ. Những người tìm đến đây cũng có rất nhiều dạng. Có người chỉ tình cờ đi ngang qua ghé lại. Có người đến chỉ tìm vận may, mong mua được những món đồ còn sử dụng được với giá "rẻ như cho". Thoải mái chọn và trả giá. Thậm chí có những khu chợ được xem là nơi giao lưu, trò chuyện của mọi người, việc mua bán chỉ là "phụ". Bác Toàn, một người sống gần khu vực hồ Thiền Quang cho biết, khách hàng của chợ đồ cũ gần đó phần lớn là những người già đã về hưu hay đi tập thể dục vào buổi chiều tối, tranh thủ ghé lại để gặp gỡ, nói chuyện với nhau. Mỗi một khu chợ được mở ra cũng chọn cho mình một loại mặt hàng khác nhau. Như chợ đồ cũ Đê La Thành, hồ Thiền Quang thu hút khách hàng bởi những mặt hàng thanh lý đồ cũ như điện tử, vi tính thì khu chợ trên đường Nguyễn Khánh Toàn lại thu hút nhờ các loại giày dép. Về nguồn hàng, theo những người dân trong khu vực, hàng hóa tại các khu chợ này chủ yếu được lấy từ những người bán đồng nát. Ngoài ra, đó, một phần không nhỏ trong số này là đố ăn trộm, vì thế những chợ đồ cũ còn được nhiều người biết đến với cái tên "chợ nhảy". Tồn tại đã lâu ngay giữa lòng Hà Nội, bất chấp việc tại nhiều khu chợ đồ cũ người xem hàng, xe cộ tràn xuống lòng đường gây mất trật tự, ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong khu vực. Bất chấp sự can thiệp nhiều lần của lực lượng an ninh, những khu chợ đồ cũ như thế này đang mọc lên ngày càng nhiều. Có những khu chợ mới mọc lên, có những khu chợ đã tồn tại cả chục năm nay, bán đủ mọi thứ nhưng đều chung một nét lạ là chuyên bán những thứ lằng nhằng không giống ai. Website: http://www.docu24h.com/Thu-mua-do-cu-cac-loai/29.vtn ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227 Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng Trung tâm chợ : Chợ mua bán đồ cũ thanh lý ( ngay chân cầu thăng long ) gia đình, quán ăn nhà hàng, điều hòa tủ nhôm kính thiết bị văn phòng Sưu tầm