Cần hiểu rõ sự cần thiết quan trọng của thiết kế bếp nhà hàng hay bếp khách sạn . Thiết kế khu bếp thông minh sẽ tạo khu vực làm việc thuận tiện và không gây ra tình trạng nút thắt cổ chai hay gián đoạn công việc. Tuy nhiên rất khó để có khuôn mẫu xác định nàođể bố trí bếp nhà hàng, việc bố trí phụ thuộc rất nhiều vào diện tích, mặt bằng và quy mô, nhu cầu của mỗi chủ nhà hàng khách sạn,... dưới đây là cách bố trí khu bếp công nghiệp một cách phổ biến: 1. Sắp xếp xoay quanh nhân sự lao động. Các thiết bị bếp được bố trí tạo điều kiện làm việc thoải mái nhất cho kíp làm bếp. Chẳng hạn, thiết kế khu vực trữ hàng đông lạnh sát với khu vực nấu. Điều này có thể gia tăng chi phí năng lượng (tủ đông phải mở liên tục trong quá trình nấu) nhưng thuận tiện là với tay lấy được ngay đồ nấu. 2. Bố trí theo dây chuyền. phù hợp với quy mô lớn, chuẩn bị khối lượng lớn món ăn nhưng cùng một loại, như pizza hay bánh mì sandwich. Trong cấu hình này, các món ăn được luân chuyển theo một thứ tự nhất định và kế tiếp nhau. 3. Bố trí theo từng khu vực. Nhà bếp chia thành nhiều khu vực, như khu chuẩn bị nguyên liệu, nơi nấu nướng, nơi để tủ trữ thức ăn, nơi chuyển đồ ăn từ bếp đến người phục vụ, nơi rửa chén… Các khu vực đều tách biệt nhau và có khu vực chuyển tiếp đồ mà không cần phải di chuyển qua lại. Một bếp nhà hàng có thể bố trí nhiều khu vực tùy vào loại hình và không gian. 4. Bố trí theo cấu hình đảo. Bố trí một khu vực chính giữa nhà bếp, các phần khác được bố trí sát tường. Chẳng hạn, bộ phận nấu nướng được thiết kế ở giữa, và các khu vực chuẩn bị nguyên liệu, đồ nấu, tủ trữ thức ăn được đặt sát tường xung quanh. Mỗi nhà hàng khách sạn sẽ có những kiểu bếp âu công nghiệp riêng. Tùy thuộc vào tính chất của từng nhà hàng để chọn thiết kế phù hợp và đáp ứng công việc tốt nhất. Nếu bạn không có kiến thức chuyên sâu về bếp thì nên thuê các công ty tư vấn hỗ trợ. Sự chuyên nghiệp của các nhà tư vấn sẽ giúp khai thác bếp nhà hàng một cách hiệu quả nhất.