Người Brazil tập trung vào các loại thực phẩm truyền thống và ăn cùng nhau: Ở Brazil, người dân ăn ít thực phẩm chế biến sẵn và tăng cường các bữa ăn truyền thống với rau củ và cơm nhiều hơn. Người Brazil cũng được chính phủ khuyến khích sử dụng ít dầu và gia vị, cũng như ăn chậm hơn và ăn đông đủ cùng gia đình. Trong thực tế, ăn chậm và ăn cùng với người khác được cho rằng sẽ giúp bạn ăn ít hơn. >>>>> Kẹo dẻo hồng sâm Hàn Quốc Thói quen ăn chậm của người Pháp: Khi bạn ăn từ từ và thưởng thức món ăn giống như nhiều người Pháp, bạn có thể cảm nhận được trọn vẹn hương vị của món ăn và hấp thụ lượng calo ít hơn. Ngoài ra, việc nhai chậm và kĩ cũng sẽ giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn và đem lại nhiều lợi ích tới cho sức khỏe. Đây thực sự là thói quen ăn uống lành mạnh mà chúng ta nên học tập. Người Nam Phi có chế độ ăn nhiều chất xơ và ít chất béo: Một giáo sư dinh dưỡng tại trường Đại học Y khoa Pittsburgh đã làm một thử nghiệm và đổi món ăn của người Mỹ với người Nam Phi và ngược lại. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống của Nam Phi có ưu thế hơn vì họ ăn ít thực phẩm chế biến sẵn, ít thịt, chất béo ít hơn và nhiều chất xơ hơn. Theo NPR, thực đơn điển hình của Nam Phi gồm các loại bánh rán ngô, bánh mì hồi, xoài, đậu đen và trà đen. Người Trung Quốc ăn nhiều rau và không tính lượng calo: Chế độ ăn của người dân Trung Quốc gồm các thực phẩm tươi như cá, rau tươi và nước canh. Trà xanh và cơm là các món mà người Trung Quốc và Châu Á thường có trong bữa ăn. Ngoài thực phẩm, việc ăn bằng đũa và đặt thức ăn trong các đĩa nhỏ hơn, giúp họ giảm tốc độ và kiểm soát khẩu phần khi ăn. Người Hy Lạp ăn nhiều cá và chất béo lành mạnh: Thói quen ăn uống của người Hy Lạp được cho là rất tốt cho tim mạch. Chế độ ăn uống của Hy Lạp kết hợp các chất béo có lợi trong cá và dầu ôliu, cũng như rau, bánh mì nguyên hạt hoặc mì ống và trái cây tươi. Ẩm thực Ấn Độ chú trọng vào gia vị, màu sắc và hương vị thay vì calo và chất béo. Theo The Kitchnics, cumin (hạt thì là Ai Cập), saffron (nhụy hoa nghệ tây), gừng và nghệ là một số gia vị được sử dụng phổ biến ở Ấn Độ. Củ nghệ và gừng được cho là gia vị giúp chống lại bệnh Alzheimer's, theo đài CNN. Người Ý ăn mì ống và luôn sử dụng các nguyên liệu có chất lượng cao: Mì ống là một phần quan trọng trong chế độ ăn của người Ý nhưng nó không phải là món ăn duy nhất. Người Ý thường ăn mì ống kết hợp với các món ăn khác như cá, thịt hoặc rau. Phần lớn chế độ ăn uống của Ý sử dụng các nguyên liệu chất lượng cao của địa phương và ăn uống cùng với người khác. Việc ăn cùng với gia đình hoặc bạn bè, như người Ý, khiến người ta ăn nhiều rau hơn và ít thức ăn chiên. Người Nhật ăn nhiều phần nhỏ và đôi khi ăn sáng với súp: Các phần ăn nhỏ thường có ít calo hơn. Theo WebMD, người Nhật thường chia thành phần nhỏ các thực phẩm như cá, rau, hoa quả, đậu hũ và cơm trong bữa ăn. Thực tế, người Nhật có tuổi thọ cao và tỷ lệ béo phì thấp nhất trên thế giới. Các loại rau như củ cải đường, măng, nori, hành tây ... là những thành phần lớn trong chế độ ăn uống của họ. Ngoài ra, súp là một món ăn sáng phổ biến của người Nhật. Người Tây Ban Nha thưởng thức đồ ăn nhẹ lành mạnh và ít làm thức ăn chiên: Hạt dẻ là một món ăn nhẹ phổ biến cho người Tây Ban Nha. Chế độ ăn Địa Trung Hải cũng áp dụng cho Tây Ban Nha, vì vậy, bạn sẽ thấy rằng họ thích đậu, cá và rau được nấu với dầu ô liu. Người Tây Ban Nha thường không chiên thức ăn nhưng thay vào đó là hầm, rang hoặc xào. Người Thụy Điển không ăn nhiều rau quả nhưng họ uống nhiều sữa: Chế độ ăn uống của Thụy Điển không sử dụng nhiều trái cây và rau quả nhưng nó vẫn có một số yếu tố lành mạnh. Tỷ lệ béo phì ở Thụy Điển là 11% và họ có tuổi thọ cao là 81 tuổi, theo báo cáo của tạp chí Forbes. Chế độ ăn của họ rất giàu canxi và chất xơ do ăn nhiều sữa, bánh mì đen, quả mọng và cá.