Hoa quả và rau củ đông lạnh không tốt như trái cây tươi: Thực phẩm đông lạnh thực sự có thể còn tươi hơn trái cây và rau củ tươi. Các loại trái cây thường được hái khi chúng đạt độ chín tiêu chuẩn, sau đó được đông lạnh trong vòng 6-10 tiếng, theo nhà dinh dưỡng Mỹ Jenna Braddock. Việc đông lạnh ngay sau khi thu hoạch sẽ không làm giảm chất lượng của chúng cho đến khi bạn sử dụng. Thức ăn đông lạnh hết hạn: Trang tin FoodSafety.gov liệt kê các hướng dẫn về thời gian lưu trữ các thực phẩm trong tủ lạnh như thịt nấu chín còn thừa giữ lạnh được từ 2 đến 6 tháng nhưng đó chỉ là chất lượng, không an toàn. Nhà dinh dưỡng học Caroline Passerrello, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ cho biết: "Thực phẩm đông lạnh vẫn còn rất an toàn trong thời gian vô hạn". >>>>> Kẹo dẻo hồng sâm Hàn Quốc Tái đông thức ăn không an toàn: Theo chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm sau khi rã đông vẫn có thể trữ đông lần thứ 2 miễn sao bạn thực hiện một cách vệ sinh và đúng cách. Nếu khi rã đông rồi, thực phẩm vẫn có hương vị tươi ngon thì bạn vẫn có thể trữ lại vào tủ đá để dùng tiếp. Tất cả thực phẩm đông lạnh có hàm lượng muối cao: Nhiều nhà sản xuất đưa ra cảnh báo sức khoẻ từ người tiêu dùng và cố gắng cắt giảm hàm lượng muối trong thực phẩm đông lạnh. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy chúng có rất ít muối. Hầu hết các thực phẩm tự nhiên đông lạnh đều không chứa muối. Bạn không thể trữ đông sữa và trứng: Về mặt an toàn, thực sự không có gì bạn không thể trữ đông. Cấp đông thực phẩm chỉ ảnh hưởng tới chất lượng của chúng mà thôi. Kết cấu của một số thực phẩm, như sữa và phô mai, có thể thay đổi chút ít nhưng chúng vẫn hoàn toàn an toàn. Rã đông thực phẩm đông lạnh bằng cách đun trên bếp: Việc đun nóng thực phẩm đông lạnh trên bếp có lẽ là thủ phạm lớn nhất khiến chúng tan đông không an toàn. Các chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên sử dụng nước lạnh rã đông và thay nước mỗi nửa giờ. Cho thực phẩm trữ đông vào nước sôi để rã đông: Nhiệt độ là yếu tố làm tan thức ăn trong nước. Việc dội nước nóng vào thức ăn đông lạnh (tất nhiên là trong bao bì không bị rò rỉ) có thể gây ra vấn đề an toàn. Cách rã đông sai lầm này có thể khiến thực phẩm tan đá không đồng đều. Thực phẩm đóng gói có thể đặt luôn vào tủ đá: Các hộp đựng thịt vẫn có lỗ thoát khí, tạo ra một lối vào cho vi khuẩn xâm nhập và làm cho chất lượng của chúng bị hư hỏng trong tủ đá. Do vậy, bạn nên đóng gói cẩn thận các thực phẩm trước khi cho vào tủ đá. Các bữa ăn đông lạnh luôn là một lựa chọn cân bằng: Thực phẩm đông lạnh có thể là một nguồn nguyên liệu tốt cho bữa ăn nhưng điều đó không có nghĩa là chúng là một lựa chọn tốt. Ví dụ, một bữa sáng đông lạnh có thể tốt hơn với trái cây và sữa chua. Thế nhưng bạn cũng nên bổ sung cả rau xanh tươi sống để cung cấp dinh dưỡng cân bằng hơn. Nếu thực phẩm đến ngày “bán hàng” thì không nên trữ đông: Nhiều cửa hàng tạp hóa sử dụng ngày "bán hàng" để chắc chắn rằng họ không bán hàng tồn kho. Theo chuyên gia dinh dưỡng, trữ đông những thực phẩm đến ngày “bán hàng” cũng không gây bất kỳ hậu quả sức khỏe nào. Tuy nhiên, hãy chú ý đến một loại thực phẩm mà bạn không nên ăn quá ngày hết hạn.