Thông tin cơ bản và các ứng dụng của mỡ bò

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi dungthanhxtraseal, 19/5/17.

  1. dungthanhxtraseal

    dungthanhxtraseal Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    6/5/16
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nam
    Nghề nghiệp:
    hcm
    Nơi ở:
    hcm
    Web:
    Thông tin cơ bản và các ứng dụng của mỡ bò
    Thông tin về mỡ bò: mỡ bò là một loại vật liệu dùng để bôi trơn, thể đặc nhuyễn , nặng hơn dầu nhờn, nó có khả năng làm giảm hệ số ma sát xuống nhiều lần ), tỉ trọng của mỡ bôi trơn thường được tính bằng 1,00

    [​IMG]

    Thành phần cơ bản mỡ bò: mỡ là chất bôi trơn được sản xuất từ hai thành phần chính là dầu khoáng và chất làm đặc, ngoài ra còn có các chất phụ gia khác.
    Trong mỡ bò thì dầu khoáng là thành phần chủ yếu, nó chiếm khoảng 70-80% thành phần mỡ. Dầu khoáng sẽ qui định các đặc tính kĩ thuật của mỡ. có thể nói dầu khoáng nhiều hay ít còn phụ thuộc chủ yếu về chất tạo đặc
    2 nguyên liệu cơ bản tạo thành mỡ bò là : dầu nhờn khoáng thường được chưng cất từ dầu mỏ và lấy ở phân đoạn sôi cuối cao hay phân đoạn cuối cùng trong quá trình chế hoá dầu nhờn, atphan…
    Do có thành phần dầu nhờn nên các loại mỡ cũng sẽ có một số tính chất sử dụng, đặc tính kĩ thuật tương tự của dầu nhờn.
    Chất làm đặc: chất làm đặc trong mỡ bò có tác dụng định hình mỡ và chia làm hai loại:
    Chất làm đặc gốc xà phòng:Người ta điều chế bằng cách cho các hidroxit kim loại như NaOH, Ca(OH)2, KOH, LiOH, Al(OH)3… tác dụng với các axit béo như axit steanic C17H35COOH tạo thành các xà phòng làm chất kết dính cho mỡ bôi trơn
    Nếu ta dùng hidroxit của kim loại nào thì ta có mỡ của kim loại đó. Những chất làm đặc này có yêu cầu nhất thiết là phải không bị chảy ở nhiệt độ cao và phải trải qua trạng thái dẻo trước khi sang trạng thái lỏng, nhỏ giọt
    Chất làm đặc gốc sáp: Các chất làm đặc gốc sáp là sản phẩm của hidrocacbon có phân tử lớn ở thể rắn; các loại chất làm đặc gốc sáp này cũng được chia thành hai loại:
    hợp chất paraphin: có nhiệt độ nóng chảy thấp
    hợp chất ozokerit : có nhiệt độ nóng chảy cao
    Thông thường mỡ gốc sáp có tính ổn định tốt hơn mỡ gốc xà phòng, do đó người ta thường dùng nó làm mỡ bảo quản
    Công dụng của mỡ bò:
    Bôi trơn các bề mặt có chuyển động tương đối giữa các chi tiết mục đích làm giảm ma sát do đó giảm mài mòn, tăng tuổi thọ của chi tiết.
    Do vậy tổn thất cơ trong động cơ giảm, và hiệu suất sẽ tăng. Hiệu suất có ích tăng lên tức là tăng tính kinh tế của động cơ.
    [​IMG]Rửa sạch bề mặt ma sát của các chi tiết.
    Trên bề mặt ma sát, trong quá trình làm việc thường có các mặt kim loại tróc ra khỏi bề mặt. Dầu bôi trơn sẽ cuốn trôi các mạt kim loại này sau đó được giữ lại ở lọc của hệ thống bôi trơn, tránh cho bề mặt làm việc bị cào xước.
    Do khi động cơ chạy rà sau khi lắp ráp, sửa chữa, còn rất nhiệu mạt kim loại sót lại trong lắp ráp và mạt kim loại trong quá trình chế tạo có những nhấp nhô bề mặt sinh ra khi chạy rà,
    do vậy phải dùng dầu bôi trơn có độ nhớt nhỏ để tăng khả năng rửa trôi các mạt bẩn trên bề mặt.
    Làm mát một số chi tiết.
    Do ma sát tại các bề mặt chi tiết làm việc như Piston – xi lanh, trục khuỷu – bạc lót… sinh nhiệt. Mặt khác, một số chi tiết như Piston, vòi phun… còn nhận nhiệt của khí cháy truyền đến.
    Do đó nhiệt độ một số chi tiết rất cao, có thể phá hỏng điều kiện làm việc bình thường của động cơ như bị gãy, bị kẹt, giảm độ bền của các chi tiết.
    Nhằm làm giảm nhiệt độ của các chi tiết này, dầu từ hệ thống bôi trơn có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chi tiết được dẫn đến các chi tiết có nhiệt độ cao để tản nhiệt đi.
    Làm kín khe hở giữa các chi tiết như cặp Piston – xi lanh – xecment, vì vậy khi lắp ráp cụm chi tiết này phải bôi dầu vào rãnh xecment và bề mặt xi lanh.
    Chống ôxy hóa bề mặt chi tiết nhờ những chất phụ gia trong dầu
    Rút ngắn quá trình chạy rà động cơ
    Khi chạy rà động cơ phải dùng dầu bôi trơn có độ nhớt thấp. Ngoài ra, dầu còn được pha một số chất phụ gia đặc biệt có tác động làm mềm tổ chức tế vi kim loại một lớp rất mỏng trên bề mặt chi tiết.
    Do đó các chi tiết nhanh chóng rà khớp với nhau rút ngắn thời gian và chi phí chạy rà.
    Làm nhờn và bôi trơn bề mặt ma sát, do đó làm giảm hệ số ma sát, hạn chế tốc độ mài mòn của các chi tiết máy
    Bảo vệ và chống han gỉ cho các chi tiết, bộ phận máy, tách biệt bề mặt kim loại với môi trường
    Góp phần làm kín khít một số bộ phận, chi tiết máy
    Ưu điểm chính của việc dùng mỡ bôi trơn loãng đối với các bộ phận máy không thể dùng dầu nhờn để bôi trơn được thì người ta dùng mỡ bôi trơn để thay thế các nhiệm vụ của dầu nhờn
     

Chia sẻ trang này