Trái cam trong lòng tay

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi hoca.2009, 7/3/16.

  1. hoca.2009

    hoca.2009 Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    7/1/16
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
    Giới tính:
    Nữ
    Tôi đã gặp một cơ sự như thế: đó là cái tai nạn đổ xe không dè trước xảy đến với tôi, trong một chuyến đi công tác vui vẻ chưa từng có. Chiếc xe bị bẹp mũi, tấm kính chắn gió bị vỡ tan nát. Cậu lái xe nằm bất tỉnh nhân sự, máu me giàn giụa nhưng rốt cuộc cậu ta chẳng làm sao hết. Còn tôi, ngay lúc đó đã gượng ngồi dậy được, thân thể còn vẹn nguyên vậy mà phải nằm bệnh viện đúng ba tháng, chịu mổ xẻ, đau đớn, trong tình trạng toàn bộ vô vọng. Có những chấn thương bên trong thế nào đó, không thể nói cho thật rạch ròi. Nhưng dần dần chúng tự thu xếp và ổn định lại, chỉ còn gióng xương đùi bên trái bị giập nát là phải mang cái nẹp kim khí, với những đinh ốc vặn chặt, cũng bằng kim loại. Tôi bắt đầu tập ngồi, tập đứng, tập đi lẫm chẫm từng bước một, như đứa trẻ nhỏ. Cho đến khi bệnh viện chuyển tôi đến trại an dưỡng X, thì tôi tin chắc thế là tôi đã sống lại, tâm cảnh tôi vừa bẽn lẽn vừa phấn chấn lạ thường.

    Xem thêm: truyện ngắn tình yêu

    Trại X rất nhỏ, nằm lọt thỏm giữa 1 vùng đồi vắng vẻ, số giường đã ít, số người đến nghỉ lại càng ít hơn. Tôi ở chung phòng với Vĩnh, một ông già gầy khô, khắc khổ nhưng không có vẻ ốm yếu. Mãi mấy ngày sau tôi mới biết bệnh trạng của Vĩnh và điều đó khiến cho tôi bối rối. Vĩnh phải cắt 1 bên phổi, từ nhiều năm trước. mới đây, bên phổi còn lại bỗng nổi một khối u ác tính, các bác sĩ đã mổ ra xem rồi buộc lòng phải đóng sập... Tôi bị ám ảnh bởi ý nghĩ so sánh, mặc dù hiển nhiên nhưng không thể chấp nhận, rằng mình và Vĩnh đang đi ngược chiều: mình vừa từ ranh giới của cõi chết trở về, còn Vĩnh thì... hình như Vĩnh cảm thấy nỗi băn khoăn của tôi. Ông vui vẻ và chủ động trông nom đến tôi, hỏi han tôi đủ điều. Tôi kể với ông rằng, tôi đi đây đi đó đã nhiều, đổi thay công tác cũng nhiều và có lẽ do thế, mới đây được chuyển sang làm cán bộ nghiên cứu. nhân thể, tôi khoe với ông, tôi cũng viết lách được đôi tý. Những bài viết ko đến nỗi xoàng, chỉ có khuyết điểm nhỏ là chúng quá ít quan điểm mới mẻ và quá nhiều những chữ thừa! Vĩnh cười, vỗ nhẹ vai tôi:

    - Cậu giỏi! Còn mình là anh cán bộ đốc chiến, suốt đời chỉ có làm, làm, làm. Nhưng dù sao mình cũng giống cậu được hai điểm: Mình đi đây đi đó cũng nhiều; hai nữa, thi thoảng phải ngồi viết báo cáo, mình cũng sản xuất ra kha khá những chữ thừa! - Vĩnh ngừng giây lát rồi ông bỗng nói, tỉnh táo đến thờ ơ - Cậu thấy đấy, mình già rồi, bệnh tật sắp chết rồi! Nhưng trước khi chết, mình vẫn sống y như cậu vậy. Đừng băn khoăn vớ vẩn gì cho mình nghe chưa!

    Ngày hai buổi đều đặn, tôi bắt buộc phải đi dạo, để tập dượt đôi chân. Tay chống chiếc gậy hèo nho nhỏ, tôi tấp tểnh đi quanh sân trại. Rồi tiến dần lên, đi ra ngoài cổng trại, đến tận đầu mút mỏm đồi hơi nhô ra - nơi đó có cây long não già, cao vút, tán lá xanh nõn nà, những phiến lá lăn tăn lúc nào cũng gợn sóng lên, như vẫy gọi. Đứng dưới gốc cây long não, có thể nhìn thấy con đường dốc lượn dưới chân đồi, những khe đất xanh rì cây dại và xa hơn, lấp ló một xóm nhỏ, lơ phơ rặng tre với vài chục nóc nhà. Có 1 cô gái từ nơi xóm nhỏ vẫn thường đến đây cắt cỏ. Lần trước tiên trông thấy tôi, cô nói ngay: "Cháu chào chú. Chú vừa mới đến trại hẳn?". Giọng cô tỏ ra hết sức thân thuộc với nơi này. Dần dà, cô để ý đến tôi hơn. Cho đến 1 hôm cô thấy tôi đi khập khiễng, tay chống gậy, mặt tái nhợt và luôn luôn cau có, cô sửng sốt hỏi tôi: "Chú đau chân à?". Tôi vỗ nhẹ lên bắp đùi bên trái, mách nhỏ với cô rằng ở trong đó, giữa hai ống xương bị gẫy, có cái nẹp và những đinh ốc bằng kim khí. Cô gái tròn xoe mắt, vội vã nói: "Tại sao lại như thế hả chú?". Tôi kể cho cô nghe những gì tôi đã trải qua. Cô rùng mình, nhìn tôi chăm chú rồi bật kêu lên:

    - Trời ơi, tai nạn như vậy mà chú còn sống được thì tài quá!

    - Nào tôi có tài giỏi gì đâu! trước tiên, tôi sống được là nhờ bệnh viện, nhờ các thầy thuốc. Và sau hết, có lẽ là... là... vì tôi còn quá nhiều ràng buộc với cuộc đời này chăng?

    Ý nghĩ về sự ràng buộc bỗng nhiên lóe sáng trong đầu tôi, chính vì cái vẻ tò mò không che giấu, sự hồi hộp, lo lắng pha chút trẻ con của cô gái cắt cỏ hoàn toàn xa lạ, thoắt trở thành dễn gần đối với tôi. Cô ngồi dưới gốc cây, xế trước mặt tôi, chiếc liềm cắt cỏ để bên chân. Bàn chân cô thô nhám, với những ngón chân hơi ngắn và những vết nứt li ti quanh gót, hoàn toàn trái ngược với đôi bàn tay thon dài, khuân mặt dễ thương, vầng trán cao vừa phải nhờ những sợi tóc che lòa xòa. cô bé nhỏ, dịu dàng và nghiêm nghị, vừa trẻ lại vừa già so với lứa tuổi cô... Bỗng cô nói với tôi, vẻ như chẳng ăn nhập vào đâu hết:

    - Chú ơi, giá như bố cháu còn sống, bố cháu gặp chú, trò chuyện với chú, chắc bố cháu vui lắm!

    Tôi ko hiểu điều cô gái nói, chỉ cảm nhận nó như một nỗi niềm, 1 lời động viên. Nhưng cô gái ko dừng lại ở đó, cô cầm cái liềm, bổ nhẹ mũi liềm xuống nền đất sỏi, làm vài viên sỏi bị văng đi, tóe lửa và cứ thế, cô vừa bổ nhẹ mũi liềm, vừa hăm hở nói:

    - Chú có biết vùng đồi này trước đây là một vùng thế nào không? 1 vùng hoang vắng, khô cằn, chỉ có nắng và bụi. Và chú có biết muốn lập nên làng mạc, sinh sống được ở đây thì cần gì không? Cần có nước! chẳng phải cháu định giảng giải cho chú đâu. Cháu chỉ muốn kể cho chú nghe về bố cháu... Nhưng trước nhất, cháu hỏi chú, chú đã bị khát bao giờ chưa - khát cháy họng, rời rã chân tay, mắt mờ đi, ngạt thở? Hồi gia đình cháu, cùng với 1 số bà con từ dưới xuôi lên đây khai hoang, cháu còn bé tí, cháu đã bị khát như thế. Cháu sợ cái khát quá, ban đêm cháu ngủ, toàn mê hoảng. Cháu thấy 1 con quỷ, bụng nó to khủng khiếp và nó cứ lượn quanh cháu, cái bụng lắc lư, nước trong bụng nó kêu óc ách. Cháu kêu thét lên, ấp ôm choàng lấy cổ bố cháu. Bố cháu hỏi: "Con làm sao thế?". Cháu nói quấy quá: "Không, con không làm sao..." nhưng rồi lại bật ra: "Con chỉ muốn uống nước thôi". Thế là bố cháu đi tìm nước. thoạt đầu mò mẫm cứ thấy chỗ nào thấp, đất hơi mềm, lơ thơ cỏ mọc là bố cháu đào giếng. Đào cho cả xóm, cả làng. Bố cháu đã đào hàng trăm cái giếng. Hàng trăm cái, cháu nói không ngoa đâu. Bởi vì có vô khối giếng bố cháu đào, cứ sang mùa khô là nước biến đi đâu hết sạch. Những cái giếng chết. Bố cháu đi lại quanh quẩn giữa những cái giếng chết ấy, vò đầu bứt tai, nhìn ngắm rồi lại đi tìm một sườn đồi khác và lại đào... lúc mới đầu, mỗi khi bố cháu đào giếng, cần có một người phụ, đứng trên cao kéo những sảo đất từ dưới sâu lên. Về sau bố cháu đào riêng lẻ. một mình cúi khúm núm dưới cái đáy hang thăm thẳm, dùng cái xẻng ngắn cán hất từng xẻng đất qua vai, đất bay lên rơi lộp độp trên nền cỏ... Lúc bấy giờ bọn trẻ con chúng cháu thường chơi lởn vởn bên chỗ bố cháu đang đào giếng. Cái hình ảnh đất cứ khi không từ đâu đó bay lên, đã khắc sâu vào trí tưởng của cháu đến mức, cho đến bây giờ, mỗi khi đi cắt cỏ, cháu khát, cháu ngó quanh tìm nước là lại thấy nó hiển hiện. Mẹ cháu đôi khi cũng mơ thấy như thế. Và mỗi lần tỉnh dậy, mẹ cháu lại khóc. Chú có biết tại vì sao không?
    Còn nhiều câu chuyện cho bạn: truyen tinh cam hay
    Tôi lặng im.

    - Là vì, suốt thời gian bố cháu lăn lóc với việc đào giếng, mẹ cháu là người la rầy bố cháu nhiều nhất. Cái xóm khai thác của cháu chỉ có một nhúm gia đình, đã phải dịch chuyển vòng vèo qua bao nhiêu đồi. Nhiều nhà bỏ về. Mẹ cháu, nghe mấy bà bạn rủ rê cũng muốn bỏ về. nhưng mà vướng bố cháu. Mát mẻ, hờn dỗi chán chê không được, chung cục mẹ cháu nổi đóa lên, la hét vào tận mặt bố cháu: "Ông không sinh ra ở cái đất chó ăn đá, gà ăn sỏi này, có cái gì ràng buộc ông mà ông cứ phải hì hục đào ngoáy quanh năm suốt tháng như thế?". Bố cháu không nín nhịn được, cũng la lên: "Mọi cái ràng buộc tôi, mà cũng chẳng có cái gì ràng buộc tôi! Bà đã lý sự với tôi thì tôi trả lời bà thế đấy! Nhưng thôi, tôi ko lý sự, tôi van bà, bà hẵng để cho tôi đào nốt cái giếng này, cái giếng mà tôi đoán chắc với bà nước mạch phải đầy ắp!". Bố cháu đã dùng mưu mẹo như thế đấy, để tiếp tục đào cho đến cái giếng thứ một trăm.

    ... Buổi sáng hôm ấy tôi về muộn. Trong phòng, Vĩnh đang đứng trước khung cửa sổ mở rộng tập thở theo phương pháp sinh dưỡng. Nghe tiếng động nhẹ nơi cửa ra vào. Vĩnh quay lại:

    - Lại ra chỗ gốc cây long não, nói chuyện lẩn thẩn với cô nhóc cắt cỏ, hử?

    Tôi bỗng trở nên xốc nổi, khoe ngay với Vĩnh rằng, hôm nay tôi ko chỉ hỏi cô bé những câu lẩn thẩn mà ngược lại, chính cô nhóc đã chuyện trò với tôi về gia đình cô, về người cha đã khuất của cô. Cô đã thành mối dây liên lạc giữa tôi với cuộc đời rộng lớn, khiến tôi có thể hòa nhập quay lại, vào cuộc đời ấy. Tôi còn khoe thêm với Vĩnh rằng, nhờ cô gái mà tôi biết, dưới xóm nhỏ của cô, có những nhà đã trồng được cả cam, giống cam rất quý, lần trước tiên nhập cảng được vào vùng này. Tôi đã gửi tiền cô gái, nhờ cô mua cho ít trái cam.

    - Cậu khá hơn mình đấy! Mình vốn là lính trinh sát, lại lên đây trước cậu, thế mà mình chẳng hay biết gì cả! Vĩnh vừa tiếp tục bài tập sinh dưỡng vừa nói, vẻ bâng quơ:

    Tôi tưởng ông chế giễu tôi, chế nhạo cái chú bé con đang sống trở lại dưới cái bỏ bề ngoài người lớn, là tôi. Nhưng những sự việc xảy ra sau đó đã cho tôi thấy là tôi lầm...

    Trong đời riêng mỗi người, đôi khi có những cơ sự chẳng ý nghĩa gì đối với người khác, nhưng với bản thân anh ta lại là một cái mốc quan trọng.

    Xem thêm: doc truyen tinh yeu
     

Chia sẻ trang này