Toàn quốc 5 dấu hiệu thai 15 tuần tuổi phát triển khỏe mạnh

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi sattotbabauchelaferrforte, 15/9/22.

  1. sattotbabauchelaferrforte

    sattotbabauchelaferrforte Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Bài viết:
    1,151
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Thai nhi 15 tuần tuổi đang ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, cụ thể ở tháng thứ 4 thai kỳ. Ở thời điểm này, không ít mẹ thắc mắc làm thế nào để biết bé phát triển tốt, bài viết dưới đây sẽ giúp tìm hiểu 5 dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh.
    5 dấu hiệu thai 15 tuần tuổi phát triển khỏe mạnh
    Để biết thai nhi có đang phát triển tốt hay không thì mẹ có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau đây:
    Bụng bầu bắt đầu lộ rõ và tăng cân đều đặn:
    Dấu hiệu thai nhi 15 tuần tuổi khỏe mạnh đầu tiên là bụng mẹ bắt đầu lộ rõ, kích thước lớn hơn so với 3 tháng đầu thai kỳ. Cùng với đó, mẹ tăng cân nhiều hơn, mẹ có chế độ ăn khoa học và em bé phát triển tốt thì sẽ tăng đều khoảng 0,3-0,5 kg mỗi tuần.
    [​IMG]
    Mẹ đi tiểu thường xuyên hơn:
    Một trong những dấu hiệu thai nhi 15 tuần khỏe mạnh là mẹ có nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Nguyên nhân bởi bé lớn dần nên tử cung giãn ra nhiều kéo theo bàng quang bị chèn ép và mẹ muốn đi tiểu nhiều hơn. Thói quen này sẽ còn diễn ra trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là ở những tuần thai cuối.
    Vòng 1 có sự thay đổi:
    Giai đoạn này cơ thể mẹ bắt đầu tạo sữa để chuẩn bị nuôi con bú nên mẹ thường sẽ gặp tình trạng vòng ngực căng tức, sưng đau. Quầng vú cũng thay đổi màu sắc, màu đậm hơn so với thời gian 3 tháng đầu.
    Nhịp tim thai nhi ổn định:
    Tim thai được hình thành vào khoảng ngày thứ 16 của thai kỳ, ở tuần thứ 15, tim thai gần như hoàn thiện. Cuối tuần thai 15, đầu tuần 16, tim thai có thể bơm 24 lít máu/ngày và nhịp tim bình thường đập từ 120-160 nhịp/phút.
    Chỉ số sắt và canxi, nồng độ đường huyết bình thường:
    Mẹ thường gặp một số tình trạng như tiểu đường, thiếu hay thừa sắt và canxi trong thời gian mang thai. Bởi vậy, dấu hiệu nhận biết thai khỏe là các chỉ số của mẹ ở mức an toàn. Mẹ quan tâm nồng độ đường huyết lúc đói an toàn là <5,1 mmol/L, sau ăn 1 giờ khoảng <10,1 mmol/L và sau ăn 2 giờ là <8,5 mmol/L. Chỉ số thiếu máu khi nồng độ Hemoglobin <11g/dL và mẹ xét nghiệm máu hoặc nước tiểu cũng sẽ xác định được nồng độ canxi, chỉ số canxi bình thường trong khoảng 8,6-10,2 mg/dL 4,2-5,3 mEq/L hay 2,1-2,6 mmol/L.
    >>Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương
    Cách chăm sóc sức khỏe khi thai nhi 15 tuần
    Đảm bảo đủ dinh dưỡng khi thai nhi 15 tuần tuổi
    Thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ bầu cần phải đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất chính như nhóm chất đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Mẹ cũng lưu ý thêm cung cấp đủ những vi chất thiết yếu như sắt và canxi, axit folic, DHA,…, cụ thể liều lượng có thể kể đến:
    • Sắt: 30-60mg/ngày, sắt là thành phần tham gia vào quá trình tái tạo máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ.
    • Canxi: khoảng 1000mg/ngày đối với mẹ mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2 và mẹ bắt đầu sử dụng thêm viên sắt từ tháng thứ 4 thai kỳ.
    • DHA: 200-300mg/ngày cần thiết cho sự phát triển não bộ của bé và tốt cho hệ thần kinh của mẹ.
    • Axit folic: 600mcg/ngày, mẹ bổ sung đủ axit folic sẽ giúp ngăn ngừa tới 70% tình trạng dị tật ống thần kinh.
    • Vitamin: mẹ nên ăn nhiều rau củ, trái cây, khoảng 400g mỗi ngày giúp bổ sung vitamin A, E, C, K,…tốt cho sức khỏe.
    Chế độ sinh hoạt khoa học cho thai nhi 15 tuần tuổi
    Khi thai nhi 15 tuần bạn không phải làm bất cứ điều gì đặc biệt, hãy dành thời gian để tự chăm sóc mình. Duy trì thói quen mang thai lành mạnh mà bạn đã làm trong vài tuần qua. Bạn cũng có thể:
    • Thăm khám thai định kỳ và nghe theo hướng dẫn chăm sóc sức khỏe của bác sĩ.
    • Uống nhiều nước mỗi ngày (2,5-3 lít nước), hạn chế tối đa thức khuya và cố gắng ngủ đủ giấc từ 7-10 tiếng/ngày.
    • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, dành thời gian 30 phút mỗi ngày tập thể dục nhẹ nhàng hay tập các bài yoga tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
    • Tránh ăn các thực phẩm có hại, mẹ bầu tuyệt đối không được uống rượu, bia, đồ uống có hại hay sử dụng các chất kích thích vừa không tốt cho sức khỏe vừa cản trở quá trình sinh nở.
    Khi mang thai, mẹ nên lưu ý tới các vấn đề chăm sóc sức khỏe, luyện tập, ổn định tâm lý để trải qua tam cá nguyệt thứ hai một cách an toàn nhất. Chúc mẹ luôn giữ được sức khỏe tốt trong suốt thời gian mang thai và hành trình nuôi con khôn lớn.
     
     

Chia sẻ trang này