DHA là dưỡng chất quan trọng để hỗ trợ tốt nhất cho thai nhi hình thành và phát triển trí não toàn diện. Tuy nhiên để bổ sung DHA như nào là hợp lý thì nhiều mẹ còn chưa biết. Cùng tìm hiểu nên uống thuốc DHA cho bà bầu khi nào thì mang lại hiệu quả bổ sung tốt nhất? Bà bầu cần bổ sung DHA khi nào? Đối với mẹ bầu có chế độ ăn đa dạng Quá trình hình thành và phát triển hệ thần kinh được bắt đầu từ rất sớm, ngày thứ 16 của thai kỳ. Do đó, ngay khi có thai mẹ bầu đã được khuyến cáo nên bổ sung DHA bằng viên uống để đảm bảo thai nhi không bị thiếu DHA . Tuy nhiên ngay khi có kế hoạch mang thai mẹ cần chú ý bổ sung DHA thông qua các bữa ăn hàng ngày để đảm bảo mẹ luôn có đủ lượng DHA cần thiết trong cơ thể, giúp quá trình hình thành và phát triển hệ thần kinh của thai nhi được diễn ra thuận lợi, đầy đủ điều kiện tốt nhất. Theo khuyến cáo của WHO, thời điểm bắt đầu mang thai mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 200 – 300mg DHA bằng viên uống để cung cấp đủ cho bà bầu và thai nhi. Khi này thực phẩm không cung cấp đủ lượng DHA cần thiết vì bị thất thoát trong quá trình chế biến. Đồng thời đây cũng là giai đoạn thai nghén khiến mẹ bầu trở nên mẫn cảm đối với một số loại thức ăn, mùi vị, trong đó mùi tanh, hôi chiếm tỉ lệ khá cao. Đây lại là những mùi vị đặc trưng của các thực phẩm có chứa hàm lượng DHA cao. Mặc dù hầu hết hiện tượng thai nghén đa số kết thúc sau tháng thứ 3 của thai kỳ nhưng quá trình thai nghén vẫn là một trong các nguyên nhân khiến mẹ bầu bị thiếu DHA. Vì thế viên uống DHA cho bà bầu chính là giải pháp phù hợp, tốt nhất trong giai đoạn này, giúp mẹ bầu và thai nhi không bị thiếu DHA. Từ tháng thứ 4 trở đi và thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, nồng độ DHA mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày tối thiểu là 300mg bằng viên uống vì đây là giai đoạn trí não của trẻ phát triển rất mạnh mẽ cả về thể trọng và số lượng các tế bào thần kinh với khoảng 250.000 tế bào thần kinh được hình thành trong mỗi phút. Do đó hàm lượng DHA mỗi ngày tăng cao và việc uống DHA là không thể bỏ qua để thai nhi có điều kiện phát triển hệ thần kinh tốt nhất. Bên cạnh đó các bà bầu mang thai đôi, mẹ bầu bị dọa sảy thai, sinh non, mẹ bầu ít ăn cá,… là những đối tượng cần được bổ sung DHA và các vi chất dinh dưỡng cần thiết theo chế độ đặc biệt. Khi này mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách uống DHA để có thể đảm bảo cung cấp đủ DHA cho thai kỳ. Đối với mẹ bầu có chế độ ăn không đa dạng, thể trạng đặc biệt Đa phần nhiều mẹ biết mình mang thai cũng là thời điểm bà mẹ đã chậm kinh khoảng 4 – 14 ngày, đã qua thời điểm ngày thứ 16 khá xa. Nếu mẹ bầu không ăn cá, ăn chay trường kỳ thì nguy cơ thiếu DHA trong giai đoạn trước khi mang thai là hệ quả tất yếu. Vì thế có nhiều mẹ bầu lựa chọn bổ sung DHA bằng đường uống ngay khi có kế hoạch mang thai (trước khi có thai khoảng 1 – 3 tháng). Điều này không chỉ có thể giúp thai nhi có điều kiện hình thành và phát triển hệ thần kinh tốt nhất mà còn giúp tăng chất lượng hồng cầu, cung cấp đầy đủ oxy cho mọi hoạt động của cơ thể, thúc đẩy quá trình thụ thai diễn ra thuận lợi hơn. Mẹ bầu cũng cần duy trì hoạt động uống DHA trong suốt thai kỳ và thời gian nuôi con bú hoàn toàn. Tuy nhiên, vì có chế độ dinh dưỡng và thể trạng đặc biệt, mọi hoạt động của bà bầu ăn chay, mang thai đôi hay có nguy cơ bị sảy thai, sinh non cao đều cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong quá trình bổ sung DHA bằng đường uống. Nhờ đó mẹ bầu sẽ được bổ sung DHA đúng cách, đủ liều, giúp nâng cao hiệu quả bổ sung DHA cho bà mẹ và thai nhi hay trẻ sơ sinh. Những loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu Bên cạnh việc bổ sung bằng viên uống thì thực phẩm giàu DHA cũng là nguồn cung DHA dồi dào để cơ thể không bị thiếu hụt DHA, lại giúp cân đối dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe thai kỳ. Các loại thực phẩm giàu DHA cho bà bầu gồm có: Cá biển: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ,… là các loài cá biển có hàm lượng DHA phong phú nhất. Mỗi tuần mẹ bầu nên ăn tối đa 300g cá biển để bổ sung DHA lại hạn chế nguy cơ bị nhiễm độc kim loại nặng (chủ yếu là chì) có trong thịt cá. Lòng đỏ trứng: Đây cũng là một loại thực phẩm có hàm lượng DHA cao, nhưng trong trứng lại cũng rất giàu cholesterol, mẹ bầu chỉ nên ăn tói đa 4 quả trứng mỗi tuần để bổ sung DHA lại có thể bảo vệ được sức khỏe tim mạch. Các loại hạt: Trong các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, mắc ca, hạt bí,… đều có hàm lượng DHA khá phong phú. Mẹ bầu có thể ăn trực tiếp hạt rang hoặc chế biến thành các loại sữa hạt, cháo,… để giúp bữa ăn thêm đa dạng, hấp dẫn. Rau xanh: Bắp cải, súp lơ, bí đỏ, rau cải xoăn,… là những loại rau có thể cung cấp cho mẹ bầu DHA lại giúp bổ sung chất xơ, giảm táo bón hiệu quả. Mẹ chú ý mua rau sạch về chế biến và ăn chín uống sôi để đảm bảo vế inh, an toàn thực phẩm. Mong rằng với những thông tin trên thì mẹ biết được nên bổ sung DHA vào thời điểm nào để đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.