Thông thường mẹ sau sinh cần tránh ăn những thực phẩm có nguy cơ đầy bụng, khó tiêu, táo bón và gây mất sữa. Vậy mẹ sau sinh ăn bắp được không? Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu thiếu sắt Bà đẻ ăn bắp được không? Theo các chuyên gia, bắp hay còn gọi là ngô không nằm trong danh sách thực phẩm mẹ cần kiêng cữ, hơn nữa, mẹ ăn bắp còn giúp bổ sung chất xơ, tinh bột, protein, vitamin và các khoáng chất thiết yếu khác. Mẹ sau sinh ăn bắp còn đem lại nhiều lợi ích như: Kích thích vị giác: mẹ ăn bắp hay các món ăn chế biến từ bắp vào bữa phụ buổi sáng, xế chiều sẽ kích thích cảm giác thèm ăn, cải thiện tình trạng chán ăn. Nâng cao chất lượng sữa mẹ: nhờ chứa nhiều acid amin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, mẹ ăn bắp sẽ giúp sữa mẹ trở nên đặc hơn, sánh hơn và thơm hơn. Hơn nữa ăn bắp còn giúp mẹ hạn chế tình trạng sữa ít, loãng hay mất sữa đột ngột. Hồi phục sức khỏe: Cơ thể mẹ sau sinh bị suy nhược và mệt mỏi, mẹ ăn bắp sẽ giúp cải thiện và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Ngăn ngừa táo bón: bắp chứa lượng chất xơ dồi dào giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng táo bón đồng thời ổn định hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động tiêu hóa, từ đó nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Các lợi ích khác: mẹ ăn bắp còn giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, sức khỏe hệ tim mạch, làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân,…Một số hoạt chất trong bắp còn được nghiên cứu chỉ ra rằng có khả năng chống ung thư. Những trường hợp mẹ sau sinh không nên ăn bắp Mẹ có thể ăn bắp cùng nhiều loại thực phẩm khác nhau, tuy nhiên, đối với một số trường hợp sau đây thì mẹ nên tránh ăn bắp hoặc các món ăn làm từ bắp: Dị ứng với bắp: trường hợp mẹ bị dị ứng với bắp thì tuyệt đối không nên ăn các loại bắp xào, luộc, chè bắp hay bất kỳ món ăn nào chế biến từ bắp. Dấu hiệu mẹ bị dị ứng bắp là cơ thể nổi phát ban, mề đay, ngứa cổ, bị đau bụng hoặc tiêu chảy khi sử dụng các món ăn từ bắp. Thiếu chất khoáng nghiêm trọng: acid phytic và lượng chất xơ có trong bắp có thể gây kết tủa sau khi dung nạp vào ống tiêu hóa dẫn đến giảm hấp thu các chất khoáng. Do đó, mẹ bị thiếu chất khoáng trầm trọng thì không nên ăn bắp và các món ăn từ bắp. Rối loạn tiêu hóa: bắp chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhất là chất xơ. Tuy nhiên, chất xơ trong bắp rất khó tan và mẹ đang bị rối loạn tiêu hóa thì không nên ăn bắp. Thay vào đó mẹ nên ưu tiên ăn các loại ngũ cốc khác như yến mạch, gạo trắng, gạo lứt. Lưu ý khi ăn bắp cho mẹ sau sinh Dưới đây một số lưu ý khi mẹ bỉm ăn ngô nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe: Chọn cách chế biến bắp phù hợp: tốt nhất mẹ sau sinh nên ăn bắp luộc giúp giữ được nguyên hương vị đồng thời không ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng có trong bắp. Mẹ không nên áp dụng cách chế biến sử dụng nhiều dầu mỡ, gia vị hay có tính lạnh như kem bắp, bắp xào,…Đối với chè bắp thì mẹ nên cho ít đường để tránh tiểu đường, ngoài ra, mẹ có thể sử dụng râu bắp đun lấy nước uống giúp thanh nhiệt. Ăn bắp ở lượng phù hợp: mẹ sau sinh chỉ nên ăn bắp 2-4 lần/tuần và mỗi lần không nên ăn quá nhiều do tinh bột trong bắp có thể dẫn đến tình trạng tăng đường huyết. Mẹ nên kết hợp ăn bắp với đa dạng các thực phẩm khác, đặc biệt là các thực phẩm giàu omega 3 bởi trong bắp tỷ lệ lượng chất béo không cân bằng (omega 6 gấp 25 lần so với omega 3). Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng nên tiếp tục sử dụng thêm viên uống bổ sung vi chất thiết yếu như sắt, canxi, DHA,…đúng liều lượng và đúng cách theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ hoặc chỉ dẫn ghi trên bao bì nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc mẹ có thật nhiều sức khỏe để chăm sóc con lớn khôn!