Toàn quốc Bầu bị dị ứng sắt có biểu hiện gì?

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi sattotbabauchelaferrforte, 19/10/21.

  1. sattotbabauchelaferrforte

    sattotbabauchelaferrforte Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Bài viết:
    1,152
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Sắt là dưỡng chất chính của quá trình sản xuất hồng cầu tạo máu nuôi cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, góp phần đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Hiện tượng dị ứng sắt khi dùng viên sắt cho bà bầu dễ gặp đối với cơ địa mẹ bầu mẫn cảm. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, mẹ bầu chớ bỏ qua bài viết dưới đây nhé!


    Những dấu hiệu của dị ứng sắt mẹ bầu nên biết
    Khi mang thai, nhu cầu sắt ở bà bầu tăng cao khoảng 30mg sắt mỗi ngày. Khi dùng viên uống bổ sung, nếu thấy có những dấu hiệu lạ, mẹ nên chú ý vì một số trường hợp có thể bị dị ứng sắt.

    Người có biểu hiện bị dị ứng sắt da thường khô, nổi mẩn ngứa, nốt mề đay ở vùng bụng, vết rạn, cánh tay, đùi, mông,…đặc biệt những vùng da tiết nhiều mồ hôi. Da dễ bị xước, đau khi gãi và vùng ban đỏ lan rộng. Ngoài ra, mặt hoặc môi còn có dấu hiệu sưng đỏ.

    Triệu chứng ban đầu có thể nhẹ, nốt mề đay tự lặn dần nhưng nếu lặp đi lặp lại, không điều trị kịp thời dễ dẫn đến nổi mề đay mãn tính. Không chỉ ngứa ngáy, thai phụ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau họng, đau đầu, sốt và thở khò khè,….
    [​IMG]
    Bên cạnh đó, số ít người nhạy cảm hơn còn gặp phải hiện tượng sốt cao, nôn mửa sau khi uống sắt một vài giờ.

    Ngoài ra, có một số tác dụng phụ của thuốc sắt khác:
    • Nóng trong khiến mẹ bầu đại tiện khó khăn, táo bón.
    • Đau bụng hoặc co thắt bụng, tiêu chảy.
    • Ăn uống không ngon miệng.
    • Đại tiểu tiện có mùi hôi lạ, khác với bình thường, phân xanh hoặc đen đậm kèm theo nước tiểu sẫm màu.
    Mẹ bầu cần hết sức lưu tâm với những phản ứng với sắt, nếu nặng có thể gây ảnh hưởng sức khỏe thai nhi và làm tăng nguy cơ sảy thai. Lúc này, thai phụ nên giữ sự bình tĩnh và tìm hiểu giải pháp phù hợp để khắc phục.

    Cách khắc phục tình trạng dị ứng sắt
    Hướng dẫn điều trị khi bị dị ứng sắt

    Dị ứng khi uống sắt có thể tự khỏi, biến mất trong thời gian ngắn. Nhưng với hiện tượng dị ứng sắt không thuyên giảm, kéo dài dai dẳng thì điều đầu tiên thai phụ cần làm là dừng ngay việc dùng viên sắt uống và tìm kiếm sự trợ giúp của y tế. Song, cụ thể mẹ bầu nên:
    • Tránh xa các tác nhân khói bụi, ô nhiễm và các loại mỹ phẩm làm nghiêm trọng thêm các nốt mẩn ngứa.
    • Mặc trang phục thoải mái, khô thoáng, tránh để ra nhiều mồ hôi.
    • Luôn giữ cơ thể sạch sẽ.
    • Không được tự ý dùng các loại thuốc điều trị dị ứng, mọi thứ phải nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Thay thế loại sắt đang uống bằng sản phẩm khác vừa giúp hấp thu sắt tốt vừa không gây dị ứng và nên hỏi bác sĩ phương pháp bổ sung sắt phù hợp.
    • Có chế độ ăn uống điều độ, kết hợp uống sắt với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh,…Đặc biệt, tránh việc uống sắt cùng lúc hoặc quá gần thời gian sử dụng các thực phẩm cũng như viên uống canxi. Ví dụ: sữa, cá hồi, cá mòi, các loại hạt,…
    Lưu ý khi dùng viên uống bổ sung sắt cho bà bầu

    Sau đây là một vài điều lưu ý mẹ bầu nên quan tâm khi dùng viên uống bổ sung sắt, giúp phòng ngừa dị ứng sắt:
    • Sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu, mẹ bầu nên uống vào lúc bụng rỗng, sau ăn khoảng 1-2 giờ.
    • Bổ sung sắt và canxi phải cách nhau 1 khoảng thời gian 1-2 tiếng.
    • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ dùng viên sắt uống đúng liều lượng, tránh dư thừa gây ra nhiều bệnh lý như xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường.
    • Mẹ bầu cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để không bị táo bón. Dùng nước đun sôi để nguội để uống, không vì cảm giác ngon miệng mà uống viên sắt kèm với trà hay cà phê sẽ làm giảm khả năng hấp thu.
    • Chọn mua sắt tại cơ sở uy tín, người có tiền sử bệnh dị ứng cần xem xét kĩ thành phần có trong viên sắt sao cho phù hợp với bản thân. Mẹ bầu nên lựa chọn những loại sắt dễ hấp thu và không gây kích ứng.
    Hi vọng mẹ bầu có thể hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng khi uống sắt để từ đó tìm được phương pháp điều trị thích hợp. Hãy là người mẹ thông thái để mang lại những điều tốt nhất cho thai kỳ.
     
     

Chia sẻ trang này