Toàn quốc Bầu con rạ tuần thứ mấy thì sinh?

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi sattotbabauchelaferrforte, 4/8/22.

  1. sattotbabauchelaferrforte

    sattotbabauchelaferrforte Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Bài viết:
    1,151
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Sinh nở là một thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Thai phụ khi sinh con lần thứ hai thì được gọi sinh con rạ. Mang bầu lần 2 nhiều mẹ bầu thắc mắc chính là mẹ mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh? Mời mẹ tham khảo bài viết sau để biết được câu trả lời chính xác.
    Bầu con rạ tuần thứ mấy thì sinh?
    Thai được xem là đủ tháng khi thai đủ 40 tuần tuổi (tính đến ngày dự sinh). Nhưng theo các bác sĩ thì thai trên 38 tuần tuổi cũng đã là thai trưởng thành, có thể nuôi sống bên ngoài tử cung mẹ. Mang bầu lần 2 thì thời gian chuyển dạ sinh con rạ thường ngắn hơn so với con so và cũng dễ dàng hơn.
    [​IMG]
    Theo thống kê, những người lần đầu sinh con có thời gian chuyển dạ kéo dài từ 12-24 giờ, còn mẹ đã từng sinh con có thời gian chuyển dạ trung bình 8-16 giờ bởi cổ tử cung và tầng sinh môn của phụ nữ sinh con rạ đã giãn ra và mỏng hơn từ lần sinh trước.Mang thai con rạ bao nhiêu tuần thì sinh? Mẹ mang thai con rạ trung bình khoảng 40 tuần 3 ngày.

    Mách mẹ những dấu hiệu sinh con rạ mẹ cần biết để chuẩn bị tốt cho cuộc vượt cạn
    Dưới đây là những dấu hiệu sắp sinh con rạ phổ biến nhất mà chị em có thể tham khảo để chủ động có kế hoạch cho ngày sinh nở diễn ra hoàn hảo:
    Đau vùng lưng dưới
    Những dấu hiệu sắp sinh cho biết phần lưng dưới sẽ cảm thấy đau nhức nhiều hơn khi gần tói ngày sinh bé. Nguyên nhân là bởi khi thai nhi xuống thấp đã tác động gây áp lực lên lưng, khiến các dây chẳng vùng xương chậu bị kéo căng và tạo ra các cơn đau liên tục. Nếu mẹ đang bị đau lưng với cường độ tăng dần thì đó cũng là dấu hiệu cho thấy cơn chuyển dạ sắp bắt đầu

    Bụng bầu tụt xuống dưới
    Khi mẹ bầu thấy bụng mình bắt đầu tụt thấp dần trong những tháng cuối chứng tỏ thai nhi đang có xuy hướng dịch tới khung xương chậu, đầu em bé quay về đáy tử cung và chuẩn bị sẵn sàng. Khung chậu đã có phần giãn ra nhiều hơn ở những mẹ sinh con rạ nên khó nhận thấy bụng tụt như lần đầu mang thai những vẫn có thể quan sát được nếu để ý kĩ.
    Dấu hiệu vỡ ối
    Tùy từng trường hợp mà mẹ bầu sẽ vỡ ối theo cách không giống nhau, tuy nhiên khi thấy vỡ ối, mẹ cần nhanh chóng tới bệnh viện càng sớm càng tốt bởi đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mẹ sắp sinh. Bình thường các mẹ sẽ sinh con sau khi vỡ ối từ 7-10 tiếng đồng hồ. Vỡ ối sẽ rất nhanh khiến cho thai nhi bị thiếu oxy, gây nguy hiểm cho em bé nếu không tiến hành sinh nở trước khi nước ối cạn.
    >>Xem thêm: kinh nghiệm chuyển dạ nhanh của các mẹ
    Co thắt tử cung
    Không giống với những cơn gò tử cung (cơn đau chuyển dạ giả) hay gặp trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ gặp những cơn co thắt thực sự vào ngày sinh. Bụng của mẹ sẽ cứng hơn bình thường và thấy các cơn co thắt liên tục, kéo dài với cường độ ngày một tăng. Tuy nhiên với những sản phụ sinh con rạ thì dấu hiệu này không khiến mẹ bỡ ngỡ như lần đầu nữa.
    Ra huyết cá (máu báo sắp sinh)
    Đây là thuật ngữ dân gian chỉ việc mẹ ra máu âm đạo khi đến ngày chuyển dạ. Thai phụ có thể thấy dịch âm đạo tiết ra dày đặc hơn bình thường và có một chút máu. Màu máu thường là hồng nhạt hoặc nâu nhạt, hơi nhớt nên gọi là máu cá hay huyết cá.

    Bên cạnh việc nhận biết sớm các dấu hiệu chuyển dạ thì để quá trình sinh nở được thuận lợi, trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn ngủ sinh hoạt khoa học, điều độ, đồng thời duy trì bổ sung các vi chất quan trọng như sắt và canxi, DHA, vitamin nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Chúc mẹ bầu vượt cạn thành công!
     
     

Chia sẻ trang này