Toàn quốc Bị ù tai sau sinh kéo dài bao lâu?

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi sattotbabauchelaferrforte, 11/7/23.

  1. sattotbabauchelaferrforte

    sattotbabauchelaferrforte Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Bài viết:
    1,151
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Ù tai sau sinh không phải bệnh nguy hiểm nhưng khiến sản phụ mệt mỏi, khó chịu cả ngày, thậm chí nhiều ngày. Ù tai thường đi kèm tình trạng đau đầu, suy giảm thính lực, căng thẳng, thậm chí có thể gây trầm cảm sau sinh. Vậy sản phụ bị ù tai sau sinh bao lâu thì hết?
    Bị ù tai sau sinh kéo dài bao lâu?
    Ù tai là hiện tượng người bệnh nghe được những tiếng ồn khác nhau như tiếng ù ù như gió thổi, ồn ào như tiếng tivi bị nhiễu, tiếng ve kêu, tiếng chuông ngân,… Tình trạng ù tai có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến hơn ở bà mẹ mang thai và vừa mới trải qua giai đoạn sinh nở.
    Sản phụ bị ù tai sau sinh bao lâu thì hết phụ thuộc vào quá trình điều trị nguyên nhân nhanh hay không. Nếu sớm phát hiện đúng nguyên nhân gây ù tai, có phác đồ điều trị phù hợp thì thời gian bị ù tai chỉ kéo dài khoảng 1 vài ngày, thậm chí có thể khắc phục ngay lập tức. Nhưng nếu không sớm xác định nguyên nhân gây ù tai và có phác đồ điều trị phù hợp, tình trạng ù tai kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ.
    [​IMG]
    Để sớm xác định sản phụ có bị ù tai sau sinh hay không các chị em có thể căn cứ vào những triệu chứng ù tai để phán đoán và đi khám kịp thời. Những triệu chứng ù tai sau sinh gồm có:
    • Luôn cảm thấy có âm thanh lạ xuất hiện từ bên trong tai chứ không phải nghe được từ môi trường bên ngoài
    • Đau đầu, khó chịu vì thường xuyên phải nghe thấy tiếng động lạ trong đầu
    • Cường độ của tiếng ồn trong tai khác nhau, có lúc to, lúc nhỏ, lúc không có tiếng động
    Ngoài ra mỗi sản phụ cũng có những triệu chứng ù tai khác nhau mà chúng ta không thể thống kê được đầy đủ. Vì thế ngay khi cảm thấy trong tai luôn có những tiếng động lạ, không đến từ môi trường bên ngoài, sản phụ cần đi khám ngay để biết mình có bị ù tai hay không. Nguyên nhân gây ù tai là gì để có phương án điều trị phù hợp.
    >>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu thiếu sắt
    Bị ù tai sau sinh có sao không?
    Trước hết, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân gây ù tai sau sinh gồm có:
    • Căng thẳng sau sinh do sản phụ chưa thích nghi được với vai trò làm mẹ, các hormone cũng chưa trở lại trạng thái cân bằng khiến sản phụ thường xuyên thấy mệt mỏi, ức chế, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu lên não. Khi não không được cung cấp đủ oxy sẽ gây đau đầu, ù tai.
    • Cơ thể suy nhược: Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến sản phụ bị ù tai sau sinh. Mẹ bầu không được nghỉ ngơi đầy đủ, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, không được kiêng cữ sau sinh đúng cách lại phải chăm sóc con nhỏ vất vả khiến cơ thể chậm phục hồi, sản phụ bị suy nhược cơ thể, giảm lượng máu lưu thông đến não bộ và tai khiến bà mẹ bị ù tai.
    • Tác dụng phụ của thuốc an thần: Một số sản phụ bị mất ngủ sau sinh, cần có sự hỗ trợ của thuốc an thần và gặp tác dụng phụ, bị ù tai khi uống thuốc.
    • Môi trường xung quanh nhiều tiếng ồn: Sản phụ thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn, đặc biệt là những tiếng ồn lớn cũng bị ù tai
    • Tai bẩn, có nhiều ráy tai: Nhiều sản phụ Việt có quan niệm cần kiêng cữ sau sinh, không làm vệ sinh cá nhân thường xuyên. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, mắc bệnh truyền nhiễm mà còn khiến ráy tai tích tụ, giảm thính lực, kích thích màng nhĩ phản ứng gây ù tai.
    • Mắc bệnh về tai: Sức đề kháng suy giảm khiến sản phụ mắc bệnh ở tai nhi viêm tai, nấm tai,… cũng gây ù tai.
    Mặc dù ù tai không trực tiếp đe dọa tính mạng sản phụ nhưng nếu không được điều trị nhanh chóng sẽ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày ở sản phụ. Những nguy cơ có thể xảy ra bao gồm:
    • Trầm cảm sau sinh: Thường xuyên cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng với tiếng ồn sẽ gây mất ngủ. Kết hợp với áp lực chăm sóc con nhỏ sau sinh sẽ khiến sản phụ có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh rất cao. Đã có nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra do trầm cảm sau sinh, không chỉ sản phụ mà cả những người thân cũng cần chú ý chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho mẹ sau sinh để ngăn ngừa trầm cảm sau sinh có thể xảy ra.
    • Nhược thính có thể dẫn đến điếc: Bị ù tai kéo dài khiến khả năng nghe của sản phụ bị suy giảm. Càng để lâu ngày thính lực càng yếu và có thể gây điếc hoàn toàn.
    Cách cải thiện tình trạng ù tai sau sinh
    Tình trạng ù tai sau sinh cần được giải quyết càng sớm càng tốt vì để lâu sẽ tiến triển nặng, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ sẽ sử dụng những biện pháp chẩn đoán để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, ngoài việc quan sát các biểu hiện bên ngoài, cần phải tiến hành kiểm tra thính lực, chụp X-quang tai, chụp CT… Một số cách điều trị chứng ù tai sau sinh phổ biến gồm:
    a/ Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
    • Hạn chế tiếp xúc tiếng ồn, nơi nghỉ ngơi của sản phụ cần được yên tĩnh
    • Chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đa dạng để có đủ sữa cho con bú và giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh, không bị suy nhược cơ thể. An nhiều rau xanh và trái cây giúp tăng đề kháng cho sản phụ
    • Ngủ đủ giấc, tránh lo lắng, căng thẳng
    • Bên cạnh đó, mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ sắt, canxi, DHA cho mẹ sau sinh qua cả chế độ ăn và viên uống để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể mẹ và quá trình tiết sữa cho con bú.
    b/ Điều trị ù tai bằng thuốc
    Căn cứ vào kết quả khám và xét nghiệm bác sĩ sẽ cân nhắc về việc sản phụ bị ù tai có cần điều trị bằng thuốc hay không. Thuốc có thể tác động trực tiếp đến quá trình chuyển hóa của cơ thể và có thể truyền cho trẻ sơ sinh qua sữa. Mẹ sau sinh nuôi con bú tuyệt đối không được tự ý uống thuốc, tránh làm ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh bú mẹ.
    Tốt nhất, ngay khi nhận thấy đang bị ù tai, mẹ sau sinh nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và được hướng dẫn cách điều trị phù hợp. Chúc mẹ có sức khỏe tốt để đồng hành cùng con lớn khôn!
     
     

Chia sẻ trang này