Toàn quốc Biểu hiện của trầm cảm sau sinh là gì?

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi sattotbabauchelaferrforte, 10/2/22.

  1. sattotbabauchelaferrforte

    sattotbabauchelaferrforte Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Bài viết:
    1,151
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh hiện nay chiếm khoảng 15% trong 3 tháng đầu và 25% trong vòng 12 tháng sau sinh. Đây là chứng bệnh rất phổ biến và nguy hiểm, người bệnh có thể bị trầm cảm nhẹ, vừa hoặc nặng, thoáng qua hoặc kéo dài, dẫn đến những hành động tiêu cực cho bản thân. Do đó, mẹ cần phát hiện sớm và có được những biện pháp điều trị hiệu quả.

    Trầm cảm sau sinh có biểu hiện như nào?
    Trầm cảm sau sinh là sự rối loạn tâm trạng tiêu cực về mặt cảm xúc và suy nghĩ của phụ nữ sau sinh. Khi bị trầm cảm, sản phụ thường có những biểu hiện sau:
    Mệt mỏi
    Sản phụ bị trầm cảm thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, thiếu sức sống, thậm chí không đủ sức lực để chăm sóc bản thâm và chăm sóc con. Tuy nhiên biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với các tình trạng mệt mỏi sau sinh hoặc thiếu máu thiếu sắt sau khi sinh.
    Trầm uất
    Phụ nữ sau sinh bị trầm cảm thường hay buồn bã, dễ khóc, vẻ mặt luôn ủ rũ, buồn rầu. Đặc biệt, thời gian buổi sáng sớm hoặc buổi tối là lúc mẹ thường cảm thấy tồi tệ nhất.
    Dễ cáu gắt
    Khi bị trầm cảm chị em dễ nổi giận hơn, thường xuyên gắt gỏng với người khác dù chuyện không quá to tát. Nhiều người lại có cảm giác mình vô dụng nên cũng cáu bẳn hơn.
    Mất ngủ hoặc ngủ nhiều
    Sau sinh chị em dễ bị mất ngủ vì phải chăm con. Tuy nhiên, dù đã quá mệt mỏi nhưng lại không thể chợp mắt, nằm thao thức suy nghĩ đủ thứ, hay giật mình, ngủ không sâu thì có thể bạn đã bị trầm cảm sau sinh. Một số trường hợp khác bị trầm cảm lại ngủ rất nhiều.
    [​IMG]
    Suy nghĩ tiêu cực
    Khi bị trầm cảm sau sinh, chị em thường có những suy nghĩ tiêu cực như: cảm thấy có lỗi khi không chăm con tốt, cho rằng mình là một bà mẹ tồi, mất tự tin và luôn cảm thấy có lỗi.
    Lo lắng quá mức
    Đây là một dấu hiệu trầm cảm sau sinh rất điển hình. Nhiều mẹ bị trầm cảm thường có cảm giác lo lắng mọi thứ. Có thể là: lo con mình yếu, lo cân nặng của con không đạt, lo lắng khi con khóc, khi con ngủ im cũng lo lắng, lo lắng mình có thể làm hại con…
    Né tránh người khác
    Nhiều mẹ sau sinh bị trầm cảm sẽ ngại giao tiếp, gặp gỡ người khác. Họ luôn thu mình lại, chỉ giao tiếp với con, hạn chế tất cả các mối quan hệ khác, ngay cả người thân trong nhà.

    Không còn cảm giác thích thú
    Khi bị trầm cảm sau sinh, nhiều mẹ có thể không còn cảm thấy thích thú bất cứ thứ gì, ngay cả những món ăn, sở thích trước đây họ đặc biệt thích. Thậm chí, ngay cả khi được ôm ấp con cũng không thể khiến họ cảm thấy thích thú và hạnh phúc.
    Suy nghĩ tự tử
    Nhiều mẹ bị trầm cảm sau sinh dễ rơi vào cảm giác tuyệt vọng. Họ cảm thấy chán nản cuộc sống, không muốn làm bất cứ điều gì và cũng không có điều gì khiến họ mỉm cười. Nhiều người trầm cảm nặng còn có ý định và hành vi tự tử, tự sát cùng con rất nguy hiểm.
    Bật mí những cách giúp mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh hiệu quả
    Khi mẹ sau sinh đang bị trầm cảm, hãy áp dụng những biện pháp sau để giúp mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
    Trợ giúp từ người thân
    Sự thờ ơ, thiếu quan tâm của người thân có thể khiến mẹ sau sinh bị trầm cảm nên để cải thiện tình trạng này thì sự trợ giúp của người thân đóng vai trò đặc biệt quan trọng, vừa giúp ngăn ngừa vừa hỗ trợ điều trị.
    Người thân nên quan tâm, động viên và chia sẻ với sản phụ sau sinh, giúp đỡ họ những công việc thường ngày và chăm con để họ cảm thấy không có nhiều áp lực cũng như được chia sẻ, trò chuyện những suy nghĩ trong lòng.
    Bên cạnh đó, người thân cũng nên bên cạnh thường xuyên để quan sát, tránh những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra. Nếu thấy mẹ sau sinh có dấu hiệu trầm cảm thì hãy khuyến khích, động viên họ đi thăm khám sớm.

    Chế độ dinh dương và nghỉ ngơi
    Sản phụ sau sinh còn rất yếu nên mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ và khoa học. Đặc biệt là giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi hàng ngày. Cần có kế hoạch về tài chính, chăm sóc cho bé và cả mẹ tốt từ trước khi sinh để giảm bớt những lo lắng của mẹ sau sinh. Sau sinh, sản phụ cần được giúp đỡ trong việc chăm sóc bé cũng như công việc hàng ngày để có thể nghỉ ngơi đầy đủ. Thiếu ngủ, mệt mỏi và căng thẳng, lo âu nhiều là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh.
    Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Mẹ cần được bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết ngay từ khi có thai. Ngoài sắt, canxi, axit folic, mẹ nên đặc biệt chú trọng việc bổ sung DHA trong thai kì và sau sinh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy bổ sung DHA đầy đủ có thể phòng ngừa và giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh hiệu quả. Hơn nữa, bổ sung DHA đầy đủ từ giai đoạn mang thai và thời kỳ cho con bú còn rất tốt đối với sự phát triển não bộ và thị giác của em bé.
    Mẹ bầu nên bổ sung từ 200 – 300mg DHA mỗi ngày kết hợp chế độ ăn giàu DHA để đáp ứng đủ nhu cầu DHA cho cơ thể mẹ và sự phát triển toàn diện của bé yêu.

    Sử dụng thuốc
    Đây là phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh phổ biến và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được theo dõi sát sao, tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự mua thuốc về uống vì có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ cũng như em bé.
    Tốt nhất là các mẹ và người thân cần phải chủ động ngăn ngừa bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đồng thời, sau khi sinh con, phụ nữ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và cân bằng tâm lý của bản thân. Chúc mẹ và bé luôn thật nhiều sức khỏe!
     
     

Chia sẻ trang này