Bình đẳng giới có thực sự tồn tại?

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi congtanthanh, 6/3/19.

  1. congtanthanh

    congtanthanh Thành viên

    Tham gia ngày:
    25/12/18
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Giới tính:
    Nam
    Bình đẳng giới (gender equality) đã và đang là một trong những đề tài gây tranh cãi nhiều nhất hiện nay. Trong khi nhiều người cho rằng đàn ông và phụ nữ đều là con người, nên đều cần có những quyền lợi và nghĩa vụ như nhau; một số khác lại lập luận rằng đàn ông và phụ nữ vốn có quá nhiều khác biệt về mặt sinh học, nên chuyện cố gắng đồng nhất cả 2 giới thông qua phong trào nữ quyền (Feminism) là bất khả thi.

    Vậy phong trào nữ quyền có ảnh hưởng như thế nào? Tác động của bình đẳng giới trong nữ quyền ra sao? Hãy cùng Khám phá qua bài viết này nhé.

    Phong trào nữ quyền là gì?

    [​IMG]

    Nữ quyền, tức quyền nữ giới hay quyền phụ nữ, là các quyền lợi bình đẳng giới được khẳng định là dành cho phụ nữ và trẻ em gái trong nhiều xã hội trên thế giới. Tại một số nơi, những quyền này được định chế hóa hoặc hỗ trợ bởi luật pháp, phong tục và tập quán địa phương, trong khi tại một số nơi khác, chúng bị phớt lờ hoặc hạn chế. Các quyền này khác biệt với các khái niệm rộng hơn về quyền con người thông qua các nhận định về thành kiến truyền thống và lịch sử cố hữu chống lại việc thực hiện quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong khi thiên vị nam giới và trẻ em trai.

    Các vấn đề thường liên quan tới khái niệm về quyền nữ giới gồm các quyền: toàn vẹn và tự chủ thân thể, bỏ phiếu (bầu cử), nắm giữ chức vụ công, làm việc, nhận mức lương bình đẳng hoặc công bằng, nắm giữ tài sản riêng, tiếp nhận giáo dục, phục vụ trong quân ngũ, ký kết hợp đồng pháp lý, và các quyền trong hôn nhân và làm phụ huynh.

    Phong trào nữ quyền thực chất đã được bắt đầu từ cuối thế kỉ thứ 19, vào khoảng những năm 1837-1890: đây chính là giai đoạn thai nghén của định nghĩa "nữ quyền", xuất hiện lần lượt tại các quốc gia tây Âu như Pháp, Hà Lan, Anh...sau đó lan rộng sang Mỹ và toàn cầu. Ở nước ta, phong trào nữ quyền trong lịch sử Việt Nam (trước 1945) cũng đã diễn ra dù còn nhỏ lẻ.

    Phong trào nữ quyền vào giai đoạn mới hình thành đôi khi còn được gọi là "Làn sóng nữ quyền lần thứ nhất" (First Wave Feminism). Tính đến thời điểm hiện nay, đã có tổng cộng 4 làn sóng nữ quyền được phát động, với mỗi làn sóng khác nhau nhắm đến những vấn đề xã hội khác nhau, trong những bối cảnh khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh chủ đề bình đẳng giới.

    Trước đây có thể nói giá trị của người phụ nữ không hề được coi trọng thậm chí có những thời đại người phụ nữ như là 1 thứ hàng hoá trao đổi, thậm chí giá trị của họ lúc bấy giờ không bằng 1 con vật.

    Trong thời phong kiến Người Phụ nữ xưa thường bị gạt ra khỏi cuộc sống thênh thang của xã hội và bị dồn vào khuôn khổ chật hẹp của đời sống gia đình. "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử" (Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con trai)

    Có thể nói khi phong trào nữ quyền được bắt đầu thì giá trị của người phụ nữ mới được công nhận và từ đó đã hình thành 1 xu thế phát triển tinh thần nữ quyền đối với việc bình đẳng giới trong xã hội.

    Tác động của bình đẳng giới trong nữ quyền ra sao?

    [​IMG]

    Khi nói đến bình đẳng giới chúng ta thường nghĩ ngay đến vấn đề bạo lực gia đình. Quả thật đúng như vậy Sự phân biệt đối xử giữa nam giới và phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ có thể xem như yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Vậy bạn có từng nghĩ “phụ nữ đã thực sự bình đẳng chưa”.

    Những quan niệm xã hội về thân phận người phụ nữ là tài sản của người đàn ông hay mọi quyền lực thuộc về đàn ông đã khiến cho nam giới xem như cách ứng xử của họ với phụ nữ thế nào là quyền của nam giới trong gia đình.

    Với tính gia trưởng, nam giới tự cho mình có quyền “dạy vợ”, nam giới có quyền đòi hỏi vợ con phục vụ, thực hiện những yêu cầu của mình. Người phụ nữ với vị thế lệ thuộc, phải phục tùng, làm theo. Nếu trái ý hoặc chậm trễ họ dễ bị người chồng đối xử thô bạo, xúc phạm nhân phẩm.

    Thực tế phụ nữ cũng như đàn ông, họ sinh ra, lớn lên đều là con người. Họ cần được bình đẳng với nam giới về nhiều khía cạnh. Không có sự khác biệt gì giữa nam và nữ ở góc độ giới, nếu có chăng thì chỉ là sự khác biệt về giới tính.

    Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò, về năng lực của nam hoặc nữ vì vậy định kiến giới cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình.

    Xã hội phong kiến với tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã đề cao vai trò và địa vị của nam giới, hạ thấp vai trò của phụ nữ. Người phụ nữ bị trói buộc trong phạm vi gia đình và hoàn toàn bị lệ thuộc vào nam giới. Tư tưởng trọng nam khinh nữ trong định kiến giới đã hình thành nên tính gia trưởng của nam giới khiến cho họ tăng thêm cho mình uy quyền ngoài xã hội và uy lực trong gia đình khi đối xử với phụ nữ.

    Có thể nói phụ nữ trong xã hội hiện nay bị phân biệt đối xử rất bất bình, họ như con mọn trong gia đình. Xã hội phát triển kéo theo đó là quyền lợi của phụ nữ đã đang nâng cao nhưng đối với 1 số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, các quốc gia hồi giáo quyền lợi của người phụ nữ vẫn không được coi trọng. Cùng với đó là sự bóc lột về sức khoẻ, tinh thần và mọi thứ từ phía người phụ nữ thực sự là điều tồi tệ.

    Tại sao lại có sự phân biệt đối xử như thế?

    [​IMG]

    Trong khi đó tất cả mọi thứ trên thế giới khi được sáng tạo ra đã được quyết định với sự tự do cá nhân, sự bình đẳng và công bằng giữa người với người. Vậy tại sao người phụ nữ bị đối xử bất công đến như vậy. Mọi người nên hiểu rằng chúng ta có được cuộc sống là nhờ cha mẹ. Người phải chịu sự nặng nề nhất là người phụ nữ với 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau mới sinh ra ta. Vậy tại sao họ lại bị đối xử thiếu bình đẳng như vậy. Nói họ chân yếu tay mềm không thể đảm đương công việc nặng.Tất cả những thứ đó chỉ là 1 trong những cái cớ để giải thích cho sự thiếu công bằng đối với người phụ nữ. Đó thật sự là điều nực cười vì người phụ nữ luôn có sức chịu đựng và dẻo dai hơn đàn ông, họ có thể làm những việc mà thậm chí đàn ông cũng không làm được. Chẳng lẽ nói rằng ai có quyền lực mới được quyền quyết định sự công bằng. Hãy luôn nhớ 1 điều tất cả mọi thứ trên thế giới đều có giá trị riêng của nó không nên xem thường bất kỳ điều gì.

    Hãy giải phóng quyền lợi của người phụ nữ lúc đó bạn sẽ thấy cuộc sống xã hội sẽ tốt đẹp hơn. Đặc biệt là khi cuộc sống có sự chia sẻ công bằng thì xã hội sẻ nhanh chóng phát triển với những tầm cao mới đẩy thế giới lên 1 cuộc cách mạng cải tổ lại xã hội.
     

Chia sẻ trang này