Bổ sung sắt cho bà bầu - Những sai lầm mẹ bầu hay mắc phải!

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi me_co_con, 11/5/20.

  1. me_co_con

    me_co_con Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    13/1/20
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nữ
    Khi mang thai, chắc chắn mẹ bầu cần bổ sung sắt cho bà bầu đầy đủ. Bởi khi mang thai nhu cầu sắt của mẹ bầu tăng lên rất cao. Để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu tốt và thai nhi phát triển toàn diện mẹ bầu cần bổ sung sắt đầy đủ, đúng cách trong thai kỳ. Nhưng thực tế, nhiều mẹ bầu vẫn mắc sai lầm như bổ sung sắt sai cách, chưa đúng, chưa đủ… Hôm nay mình chia sẻ những sai lầm phổ biến mẹ bầu hay mắc phải để mẹ bầu có thêm thông tin bổ sung sắt tốt nhất;, an toàn nhất để có một thai kỳ khỏe mạnh, hạnh phúc.

    [​IMG]


    Bổ sung sắt qua thực phẩm là đủ - Đây sai lầm bổ sung sắt của nhiều mẹ!

    Sắt có trong rất nhiều thực phẩm như thịt bò, thịt gà, ngũ cốc, khoai tây, hạt bí ngô, rau xanh lá….Chính vì vậy nhiều mẹ bầu đã tăng cường các loại thực phẩm này với hy vọng bù đắp lượng sắt thiếu hụt. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra, mặc dù sắt có trong thực phẩm, nhưng nhu cầu sắt khi mang thai của mẹ là rất lớn 3 tháng đầu, cơ thể mẹ bầu cần 30mg/ ngày, 3 tháng giữa là 40mg/ ngày, 3 tháng cuối là 50 – 60mg/ ngày, mẹ bầu được xác định thiếu máu thậm chí nhu cầu sắt còn cao hơn nữa. Vì vậy nguồn thực phẩm bổ sung sắt thường là chưa đủ. Vì vậy, ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ bầu được khuyên nên bổ sung viên sắt bằng đường uống từ tháng thứ 3 thai kỳ cho đến sau khi sinh ít nhất 1 tháng.

    [​IMG]
    Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu


    Uống viên sắt sai cách làm ảnh hưởng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể mẹ bầu

    Nhiều mẹ bầu bổ sung viên sắt cho bà bầu bên cạnh việc bổ sung bằng thực phẩm, nhưng lại sai lầm khi uống kèm với sữa, uống trước khi đi ngủ…

    Uống viên sắt kèm sữa làm giảm hấp thu sắt, gây ra tình trạng cơ thể vẫn thiếu hụt mặc dù đã được bổ sung sắt. Thời điểm uống thiếu khoa học cũng làm cơ thể mệt mỏi, gây nóng người khiến mẹ bầu khó ngủ ngon.

    Tốt nhất, mẹ bầu nên uống sắt trước khoảng hai giờ trước khi uống sữa. Ngoài ra, lưu ý không uống sắt cùng thời điểm với canxi vì chúng làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Nên uống sắt và canxi cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ.

    Mẹ bầu hãy thử uống sắt vào các thời điểm khác nhau trong ngày để tìm ra thời điểm thích hợp nhất, nếu uống sắt khiến mẹ bầu có các hiện tượng khó chịu như cồn cào, buồn nôn.

    Bổ sung sắt thừa còn hơn thiếu - Sai lầm khi bổ sung sắt nghiêm trọng của nhiều mẹ bầu

    Nhiều mẹ bầu bổ sung sắt vô tội vạ theo kiểu thừa còn hơn thiếu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung dư thừa sắt khiến mẹ bị tiêu chảy, đi ngoài ra máu, buồn nôn, đau bụng… Tuy nhiên thiếu sắt lại gây hại cho thai nhi trẻ có ngu cơ suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm phát triển trí não sau sinh, mẹ bầu thiếu máu có nguy cơ bị sảy thai, sinh non, mệt mỏi tăng nguy cơ nhiễm trùng sau sinh.

    Chính vì thế, việc bổ sung sắt đúng liều lượng đúng thời điểm là rất cần thiết. Bổ sung theo đúng liều lượng khuyến cáo của bác sĩ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi liều lượng sắt.

    Khi mang thai chỉ cần bổ sung sắt là đủ chất dinh dưỡng

    Nhiều mẹ bầu cho rằng sắt chỉ cần bổ sung sắt là đủ dinh dưỡng khi mang thai. Trên thực tế, sắt là dưỡng chất rất quan trọng khi mang thai nhưng mẹ vẫn cần bổ sung dưỡng chất khác ngoài sắt là axit folic, canxi, omega 3, magie, kẽm…và nhiều vitamin và khoáng chất khác



    [​IMG]

    Trên đây là những sai lầm mà nhiều mẹ bầu hay mắc phải. Qua đây hi vọng các mẹ chú ý bổ sung sắt hiệu quả hơn, tránh những sai lầm bổ sung sắt sai cách như trên nhé! Bổ sung đúng cách và hiệu quả giúp mẹ bầu luôn cân bằng được dinh dưỡng thai kỳ, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ và bé, để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

    >> Xem thêm: Thuốc sắt tốt cho bà bầu giúp bổ sung đầy đủ lượng sắt và axit folic cần thiết cho bà bầu giúp mẹ bổ sung sắt đầy đủ và ngăn ngừa dị tật thai nhi hiệu quả và đây loại sắt uống không gây táo bón nhé!
     
     

Chia sẻ trang này