Phụ nữ sau khi sinh em bé có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Khi bị trầm cảm, người mẹ thường bi quan, lo lắng, thay đổi hành vi. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé. Vậy, trầm cảm sau sinh gây hậu quả như thế nào? Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng tới sức khoẻ tinh thần của mẹ Một trong những hậu quả của trầm cảm sau sinh dễ thấy nhất là mẹ rơi vào trạng thái buồn bã kéo dài, mệt mỏi, lo lâu, dễ cáu gắt, mất hứng thú với mọi thứ. Nếu không được điều trị kịp thời, mẹ có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lí nghiêm trọng như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc thậm chí là rối loạn tâm thần sau sinh. Đặc biệt, một số mẹ bỉm còn có thể xuất hiện ý nghĩ tự làm tổn thương bản thân hoặc em bé, đặc biệt là khi bệnh trầm cảm tiến triến tới giai đoạn nặng. Giải pháp: Tốt nhất, mẹ nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và chuyên gia tâm lý nếu cảm thấy tâm trạng ngày càng tiêu cực. Những phương pháp như thiền, tập thể dục nhẹ nhàng hoặc tham gia nhóm hỗ trợ cũng giúp cải thiện tinh thần đáng kể. >> Xem thêm: Cách giảm béo sau sinh hiệu quả! Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc em bé Khi bị trầm cảm, mẹ bỉm sẽ dần thiếu đi sự kết nối với em bé; ít quan tâm hoặc chăm sóc bé hời hợt, máy móc. Từ đó bé sẽ bị thiếu đi sự quan tâm về mặt cảm xúc và thể chất. Một số mẹ bỉm còn gặp phải khó khăn trong việc cho con bú hoặc cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi phải chăm sóc bé suốt cả ngày. Điều này sẽ dẫn tới bé bị quấy khóc nhiều hơn, khó ngủ, chậm phát triển về mặt tâm lí. Giải pháp: Khi mẹ cảm thấy khó khăn trong việc chăm sóc bé, đừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ từ người thân. Những khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn sẽ giúp mẹ lấy lại năng lượng để chăm sóc con tốt hơn. Trầm cảm sau sinh làm suy giảm sức khoẻ thể chất của mẹ Một trong những hậu quả của trầm cảm sau sinh đáng nói tới là ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ thể chất của mẹ. Những mẹ bị trầm cảm thường xuất hiện tình trạng mất ngủ, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, dễ đau nhức cơ thể, mệt mỏi kéo dài, hệ miễn dịch suy giảm. Trong trường hợp mẹ bị trầm cảm mà vẫn phải một mình chăm con, cơ thể mẹ sẽ càng suy nhược hơn, thiếu hụt dinh dưỡng có thể xảy ra. Điều này dẫn tới quá trình phục hồi sau sinh ngày một kéo dài. Giải pháp: Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ngủ đủ giấc và tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe. Nếu có dấu hiệu mệt mỏi kéo dài, chóng mặt hoặc đau nhức không rõ nguyên nhân, hãy đi khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Trầm cảm sau sinh dễ gây rạn nứt mối quan hệ gia đình Hậu quả của trầm cảm sau sinh có thể sẽ khiến mẹ dễ cáu gắt, xa lánh chồng và người thân, tạo ra khoảng cách trong mối quan hệ gia đình. Sẽ có nhiều người chồng cảm thấy khó hiệu hoặc không biết cách hỗ trợ vợ. Từ đó dẫn tới vấn đề mâu thuẫn gia đình, thậm chí là rạn nứt hôn nhân. Ngoài ra, những mẹ bị trầm cảm sẽ có xu hướng tự cô lập bản thân, không muốn giao tiếp với người khác. Từ đó khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Giải pháp: Gia đình cần hiểu rằng trầm cảm sau sinh là một tình trạng bệnh lý, không phải do tâm lí mẹ yếu đuối. Sự đồng hành của chồng, sự giúp đỡ của người thân trong việc chăm con sẽ giúp mẹ nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trên đây là một số thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc hậu quả của trầm cảm sau sinh như thế nào? Có thể thấy rằng, việc đảm bảo chăm sóc cơ thể phù hợp sau sinh sẽ giúp mẹ nhanh chóng phục hồi các tổn thương. Ngoài việc tự chăm sóc cơ thể tại nhà, mẹ bỉm cũng có thể sử dụng dịch vụ tại các spa chăm sóc sau sinh uy tín để chăm sóc sức khỏe và tinh thần tốt cho mẹ sau sinh. Đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được tận hưởng liệu trình massage sau sinh chuyên nghiệp giúp mẹ giảm mệt mỏi, giảm đau nhức, giảm stress hiệu quả. Không chỉ vậy, tại spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được xử lý nhanh chóng những tình trạng hay gặp phải như: Thông tắc tia sữa sau sinh, massage bụng đẩy sản dịch hiệu quả. Đặc biệt nhất, đến spa chăm sóc sau sinh uy tín mẹ được hỗ trợ giảm béo, giảm cân sau sinh hiệu quả, an toàn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sữa cho con bú. Cuối cùng, chúc mẹ bỉm sớm hồi phục sức khỏe nhanh chóng nhé!