Phòng trà ở Hà Nội hoạt động ra sao? Với nhiều nghệ sĩ, không phải lúc nào cũng có lịch trình biểu diễn tại các đêm nhạc diễn ra ở các nhà hát. Hơn nữa, công chúng, người hâm mộ không phải ai cũng có đủ điều kiện để tới thưởng thức các buổi nghệ thuật này. Và rồi phòng trà chính là địa chỉ hợp lý nhất để nghệ sĩ, khán giả gặp nhau thân tình, gần gũi. So với các phòng trà trong Sài Gòn, phòng trà ở Hà Nội rầm lặng hơn bởi lẽ khán giả Bắc chưa thực sự có thói quen đến phòng trà mỗi tối, bởi vậy sự khó khăn trong vấn đề xây dựng, phát triển phòng trà ở Hà Nội là có thật. Trước kia, Hà Nội từng có nhiều thương hiệu phòng trà lớn như Hồ Gươm Xanh, Làn sóng xanh, Hale clup, phòng trà Opera… nhưng dần dần những địa chỉ này hoặc là biến mất, hoặc là nếu còn sinh hoạt nghệ thuật cũng không duy trì đều đặn. Thậm chí có những nghệ sĩ tại Hà Nội vì muốn cải thiện đời sống âm nhạc của người dân thủ đô mà tự tay thành lập phòng trà song chỉ một thời gian, những phòng trà ấy cũng chỉ là dĩ vãng. Điển hình như phòng trà của NSND Thanh Hoa Aladin. Thời gian phòng trà được xem là “địa chỉ vàng” của giới nghệ sĩ. Những tưởng với chủ đầu tư là người trong ngành, Aladin sẽ là bước đột phá trong địa điểm phòng trà ở Hà Nội. Vậy mà sau gần 10 năm hoạt động, mở thêm cơ sở nhưng phòng trà của NSND vẫn không tránh khỏi điều đáng tiếc. Cuối cùng cả 2 cơ sở Aladin đành phải đóng cửa trước nguy cơ bị thua lỗ. (Theo baomoi) Tiếp nối NSND Thanh Hoa, vẫn có những ca sĩ trẻ của Hà Nội đi tìm cơ hội cho mình bằng phương thức kinh doanh phòng trà. Vào năm 2009, ca sĩ Lê Anh Dũng (giải nhất Sao Mai 2007 của dòng nhạc thính phòng) cùng một số anh em quyết định đầu tư 3 tỷ đồng mở phòng trà Bee Club (số 2B Phạm Ngọc Thạch). Để phòng trà có thể hoạt động tốt và lâu dài, anh đã không tiếc bỏ ra số vốn lớn để có được hệ thống âm thanh, ánh sáng sâu khấu chuyên nghiệp, theo tiêu chuẩn ngoại. Thời kỳ đầu, Anh Dũng vẫn “ôm mộng” hoạt động được đầy đủ các đêm nhạc trong tuần nhưng khi bắt tay vào thực tế, cụ thể là chỉ sau 1 năm hoạt động, Anh Dũng đã phải sang nhượng phòng trà cho một chủ khác. Dù sang tên, đổi chủ tuy nhiên số phận của phòng trà cũng không khả quan. Đến hiện tại, phòng trà đã biến mất thay vào đó là sự hiện diện của một trung tâm thương mại lớn. Thêm một dẫn chứng buồn trong việc kinh doanh phòng trà ở Hà Nội chính là phòng trà Malaidei của ca sĩ Tuấn Hiệp. Phòng trà Malaideli duy trì được vài năm với 2 buổi biểu diễn trong tuần (thứ 5 và thứ 7), từng là “chốn đi về” của nhiều giọng hát tên tuổi như: Thanh Lam, Tùng Dương, Khánh Linh, Nguyễn Ngọc Anh… nhưng bấy nhiêu không đủ thu hút tình cảm của người dân thủ đô. Kéo dài từ ngày này sang tháng nọ trong khi chi phí để nuôi phòng trà, nghệ sĩ đến tham gia tại các đêm nhạc ngày một lớn, sau cùng giấc mơ về phòng trà cũng bị bể tan. Nhiều phòng trà ở Hà Nội đã giải thể như vậy, liệu người dân thủ đô không còn có cơ hội để nghe nhạc. Không hẳn, thực tế vẫn còn có những phòng trà tồn tại và duy trì được. Muốn có một đêm nhạc hay và ý nghĩa, hãy cùng thongtingiaitri tham khảo các phòng trà dưới đây. Các phòng trà ở Hà Nội Có nhiều phòng trà tên tuổi ở Hà Nội không thể tiếp tục kinh doanh và ngừng hoạt động nhưng cuộc sống vốn dĩ luôn xoay vần, cái cũ mất đi thì sẽ được thay thế bằng cái mới, phòng trà cũng vậy. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh vốn đa sắc màu, nó không chỉ chăm chăm tập trung vào một đặc điểm, ưu thế cố định mà hoàn toàn có thể được cải biên để nhằm đáp ứng với nhu cầu, mong muốn của xã hội và người sử dụng. Hiện nay, tại Hà Nội “mác” phòng trà có thể nghe không thuận tại nhưng các quán cafe nhạc sống thì cực thịnh hành, phổ biến. Nếu hiểu theo đúng nghĩa đây cũng gần như được xem là phòng trà, tuy nhiên có chút đặc biệt hơn thôi. Những quán cafe ca nhạc, phòng trà thu hút được đông đảo mọi người ghé qua phải kể đến: phòng trà Swing, Trixie... Đây là những tụ điểm ca nhạc mang phong cách hiện đại, trẻ trung. Những ca sĩ đến biểu diễn tại các địa điểm này cũng là những ca sĩ trẻ, có tên tuổi trong làng giải trí Việt. Ngoài ra còn có Ấy. Ấy được xem là quán cafe ca nhạc đầu tiên. Không gian ấm cùng, gần gũi và đầy sang trọng với tông màu tím làm chủ đạo, giúp cho mọi người đều có một cảm giác thực sự yên bình khi bước chân tới đây. Điểm cộng của Ấy là có ban nhạc chuyên nghiệp vào tất cả các ngày và sự góp giọng của các ca sĩ đến từ các cuộc thi VietNam Idol hay The Voice. Hàng tháng, quán cũng mời các ca sĩ nổi tiếng, tổ chức minishow để ghi dấu ấn. Đối với những khán giả yêu thích âm nhạc thính phòng, dân gian thì sẽ tìm đến Hibar (Nhà hát nghệ thuật Âu Cơ). Dù còn tồn tại nhiều khó khăn trong việc kinh doanh nhưng có thể nói phòng trà ở Hà Nội cho đến nay vẫn có cách hoạt động riêng. Các tụ điểm ca nhạc Hà Nội diễn ra sôi động với muôn hình vạn trạng, những phòng trà này một lần nữa góp phần thêm sắc màu cho thị trường giải trí. Nguồn : thongtingiaitri.vn