Toàn quốc Cách chăm sóc bà bầu tuần 36 cần lưu ý gì?

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi sattotbabauchelaferrforte, 20/9/22.

  1. sattotbabauchelaferrforte

    sattotbabauchelaferrforte Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Bài viết:
    1,151
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Mang thai 36 tuần là mẹ bầu đã đi đến giai đoạn cuối cùng của thai kỳ khi chỉ còn khoảng 3 – 4 tuần là em bé có thể sẽ chào đời. Thời điểm này mẹ cần được chăm sóc đúng cách để bảo vệ và nâng cao sức khỏe thai kỳ. Dưới đây là những điều cần nhớ về cách chăm sóc bà bầu tuần 36 để đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho bà mẹ và thai nhi cho đến hết thai kỳ, giúp trẻ chào đời mạnh khỏe.
    Sự phát triển của thai 36 tuần
    Thông qua biện pháp siêu âm bác sĩ có thể kiểm tra sự phát triển của thai nhi một cách chính xác nhất. Thai 36 tuần là lúc em bé:
    • Một số cơ quan đã phát triển xong và ngừng hoàn thiện, lớp sáp trắng bao quanh cơ thể bé dần biến mất, thai nhi nuốt nước ối kích thích hoạt động của đường ruột, dự trữ năng lượng và chuẩn bị chào đời.
    • Tai nghe phát triển hoàn thiện, thai nhi có thể nghe được tiếng nói của cha mẹ và một số âm thanh quen thuộc.
    • Khung xương, xương sọ, sụn toàn thân vẫn còn khá mềm để thai nhi có thể thuận lợi chào đời và sẽ cứng cáp hơn sau khoảng 1 – 2 năm.
    • Hệ tiêu hóa vẫn đang phát triển do thai nhi vẫn hấp thụ dinh dưỡng mẹ cung cấp qua dây rốn và sẽ hoàn thiện dần sau 1 – 2 năm.
    • Hệ miễn dịch và tuần hoàn dần hoàn thiện hơn.
    • Mẹ bầu thường xuyên đi tiểu, bị đau mỏi xương chậu, bị táo bón và ợ nóng,… do kích thước thai nhi lớn dần chèn ép lên bàng quang, dạ dày và xương chậu. Chân tay cũng bắt đầu xuất hiện tình trạng phù nề khiến tâm trạng mẹ bầu bị ảnh hưởng. Giai đoạn này dịch nhầy cũng có thể được tiết ra báo hiệu cổ tử cung bắt đầu hé mở chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới.
    >>Xem thêm: loại sắt nào không gây táo bón
    Cách chăm sóc bà bầu tuần 36 cần lưu ý gì?
    Tuần 36 là giai đoạn thai nhi hoàn tất việc phát triển đầy đủ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể, chờ ngày chào đời. Chính vì vậy, chăm sóc bà bầu cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt để cho bé khỏe mạnh. Cụ thể:
    1. Duy trì uống viên sắt bà bầu đầy đủ
    Phụ nữ luôn là đối tượng dễ bị thiếu máu thiết sắt. Vì thế, chuyên gia khuyến cáo ngay khi có kế hoạch mang thai bà mẹ đã cần bổ sung sắt bằng đường uống để bù đắp lượng sắt cơ thể đang thiếu hụt và cung cấp đủ sắt cho cả bà mẹ và thai nhi. Khi mang thai tuần 36 bà bầu vẫn cần tiếp tục uống sắt theo chỉ định của bác sĩ. Việc uống sắt lúc này không chỉ để cung cấp cho bà bầu và thai nhi mà còn nhằm dự trữ cho quá trình sinh nở sắp tới.
    Ngoài ra, khi sinh nở bà bầu sẽ mất khoảng 500 – 1.500ml máu tùy vào phương pháp sinh mổ hay sinh thường. Uống sắt đều đặn suốt thai kỳ giúp mẹ bầu không bị thiếu máu thiếu sắt sau sinh, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa biến chứng hậu sản và nhanh chóng hồi phục hơn.
    Mang thai 36 tuần thường bị táo bón do hệ tiêu hóa bị tử cung chèn ép. Một số mẹ bầu cho rằng uống sắt dạng nước sẽ làm giảm táo bón. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu uống sắt nước không đúng cách vẫn có thể bị táo bón nóng trong. Ngược lại, rất nhiều sắt dạng viên hữu cơ cũng có khả năng hấp thu rất tốt, không gây nóng trong, táo bón. Đặc biệt là có hàm lượng sắt cao và dễ uống hơn sắt nước rất nhiều. Mẹ có thể căn cứ vào tình trạng của bản thân để lựa chọn loại sắt bầu phù hợp và nhớ uống sắt đúng cách mẹ nhé
    [​IMG]
    2. Chú ý cử động hàng ngày của thai nhi
    Sang tuần thứ 36 thai nhi có xu hướng cử động nhẹ nhàng hơn, không đạp mạnh như trước đó. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn cần chú ý chuyển động hàng ngày của con, nếu nhận thấy bé giảm cử động rõ rệt cần đi khám ngay.
    3. Vận động nhẹ nhàng
    Vận động nhẹ nhàng tránh tác động tiêu cực tới thai nhi lại giúp mẹ bầu tăng cường tuần hoàn máu, trao đổi chất và kích thích tiêu hóa. Nhờ đó thai nhi cũng được cung cấp nhiều oxy và dưỡng chất hơn. Đồng thời mẹ bầu có thể nâng cao sức khỏe, dự trữ năng lượng giúp quá trình sinh nở dễ dàng, thuận lợi hơn.
    4. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
    Trong giai đoạn này, bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, sạch sẽ cũng là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thực đơn của bà bầu cần đảm bảo các chất gồm:
    • Tinh bột: Bánh mì, cơm, cháo, bún, phở,…
    • Protein: Thịt, cá, trứng, sữa,…
    • Chất xơ: Các loại rau xanh, củ, quả
    • Chất béo: Dầu thực vật, mỡ động vật, cá, trứng, các loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân, hạt điều
    • Vitamin: Các loại trái cây
    • Canxi: Tôm, cua, hải sản, sữa và chế phẩm từ sữa,…
    • Sắt: Thịt bò, thịt gà, động vật thân mềm có vỏ, ngũ cốc nguyên cám, rau có lá màu xanh đậm,…
    5. Chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết khi sinh nở
    Mẹ bầu tuần 36 nên mua đầy đủ các vật dụng dùng khi sinh nở như tã lót, quần áo sơ sinh, khăn tắm, khăn giấy ướt, giấy vệ sinh, bỉm cho bé, miếng lót – băng vệ sinh cho mẹ, băng rốn, quần áo rộng, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt, băng đô, lược, dây buộc tóc, sữa tắm cho mẹ và bé,… Đồng thời cũng cần chuẩn bị các loại giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm y tế, giấy khám sức khỏe, tiền sử dụng trong quá trình nhập viện sinh nở.
    6. Chọn bệnh viện phù hợp khi sinh nở
    Mang thai 36 tuần mẹ đã cần chọn xong bệnh viện sẽ đến sinh nở. Các tiêu chí cần thiết khi chọn nơi sinh gồm:
    • Chất lượng dịch vụ tốt
    • Gần nhà
    • Chi phí phù hợp với khả năng kinh tế của gia đình
    • Thủ tục đăng ký sinh đơn giản
    • Có dịch vun sinh nở trọn gói
    • Do người nhà, bạn bè tin tưởng giới thiệu
    7. Khi nào cần đi khám?
    Đây cũng là thời điểm mẹ có thể sinh con bất cứ lúc nào. Do đó, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay khi có những dấu hiệu sau:
    • Tử cung có thắt mạnh và liên tục
    • Bụng đau dữ dội
    • Chảy máu âm đạo
    • Rò rỉ nước ối
    • Thai nhi ít cử động bất thường hoặc không cử động
    Hy vọng rằng qua bài viết này, mẹ bầu có thể nắm được đặc điểm phát triển của thai 36 tuần và những thay đổi của người mẹ. Kể từ giai đoạn này, chị em nên đi khám và theo dõi sức khỏe thai nhi thường xuyên, chuẩn bị đón em bé chào đời. Chúc mẹ có sức khỏe tốt để chuẩn bị tốt cho cuộc vượt cạn thành công!
     
     

Chia sẻ trang này