Toàn quốc Cách giúp giảm ù tai, chóng mặt sau sinh hiệu quả

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi sattotbabauchelaferrforte, 3/4/23.

  1. sattotbabauchelaferrforte

    sattotbabauchelaferrforte Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Bài viết:
    1,151
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Sau khi sinh, ngoài việc các mẹ phải đối diện với tình trạng cơ thể đuối sức, nhức mỏi toàn thân,thì một trong những tình trạng nhiều mẹ gặp phải chính là chóng mặt ù tai sau sinh. Tình trạng này khiến rất nhiều mẹ bầu lo lắng về tình trạng sức khỏe của bản thân. Vậy bị chóng mặt ù tai sau sinh là bệnh gì?
    Bị chóng mặt ù tai sau sinh là bị làm sao?
    Chuyên gia cho biết ù tai chóng mặt sau sinh là biểu hiện đầu tiên của bệnh thiếu máu sau sinh. Sau khi sinh con, mẹ rất dễ gặp phải tình trạng thiếu máu dẫn tới cơ thể luôn mệt mỏi. Thiếu máu quá nhiều khiến lượng máu lên não kém, khiến tế bào thần kinh não thiếu hụt oxy và năng lượng hoạt động. Từ đó dẫn đến tình trạng suy nhược và có các biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, ù tai.
    Bên cạnh đó việc các mẹ thường xuyên tiếp xúc với các tiếng ồn lớn như việc nằm viện quá lâu, ảnh hưởng bởi tiếng máy móc, tiếng người qua lại, nói chuyện nhiều,… cũng là nguyên nhân dẫn đến bị mắc chứng ù tai sau sinh.
    Ngoài ra những nguyên nhân khác gây chóng mặt ù tai sau sinh như:
    [​IMG]
    • Căng thẳng kéo dài: Sau sinh mẹ bỉm bị căng thẳng, lo âu kéo dài cũng có thể khiến tinh thần mệt mỏi, chóng mặt, ù tai.
    • Ráy tai tích tụ quá nhiều: Các mẹ hay có thói quen kiêng cữ và ít vệ sinh trong giai đoạn sau khi sinh làm tích tụ ráy tai và dẫn đến hiện tượng giảm thích lực và kích ứng các phản ứng ở màng nhĩ.
    • Mắc các bệnh về tai: Do sức đề kháng kém nên mẹ rất dễ mắc phải các bệnh viêm tai, nấm tai,… Nếu không tiến hành các biện pháp điều trị sớm thì nguy cơ ù tai là rất cao.
    >>Xem thêm: thuốc sắt cho mẹ sau sinh ngừa thiếu máu thiếu sắt
    Mẹ sau sinh bị chóng mặt ù tai có nguy hiểm không?
    Thực chất, ù tai chóng mặt sau sinh không phải là bệnh và cũng không quá nguy hiểm đối với sản phụ, nếu biết cách chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên chóng mặt ù tai kéo dài chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu máu trầm trọng. Nếu không bổ sung kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.
    Chóng mặt ù tai có thể khiến mẹ rất khó chịu, dễ té ngã, cơ thể luôn mệt mỏi, không chăm sóc được cho em bé. Khi bị ù tai, các mẹ có thể nghe được tiếng ồn khác nhau như tiếng ve kêu, tiếng gió thổi, âm thanh ồn nào như tiếng radio mất sóng, tiếng nước chảy, tiếng chuông ngân.
    Nếu không được bổ sung máu đầy đủ sẽ khiến cơ thể mẹ sau sinh khó hồi phục, không tạo ra được nguồn sữa dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ bú mẹ sẽ có nguy cơ còi ọc, chậm lớn…..Chóng mặt ù tai sau sinh nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: dễ bị trầm cảm sau sinh, suy giảm thính lực.

    Cách giúp giảm ù tai, chóng mặt sau sinh hiệu quả
    Các bác sĩ sẽ sử dụng những biện pháp chẩn đoán để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, ngoài việc quan sát các biểu hiện bên ngoài, cần phải tiến hành kiểm tra thính lực, chụp X-quang tai, chụp CT… Một số cách điều trị chứng ù tai sau sinh phổ biến gồm:
    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo, giàu dưỡng chất để mẹ phục hồi, sản sinh sữa tốt nhất cho con.
    • Tăng cường ăn thực phẩm bổ máu như thịt bò, trứng gà, bí đỏ, tôm, cua, hạt họ đậu…..
    • Sử dụng các viên uống bổ sung sắt và các thành phần tạo máu khác. Mẹ nên tìm hiểu sau sinh uống sắt gì, uống như thế nào cho phù hợp để bổ sung được đúng nhất nhé.
    • Bịt tai khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn để thính lực không bị ảnh hưởng. Hạn chế đi đến những nơi có tiếng ồn lớn, không ở cữ trong điều kiện môi trường xung quanh luôn ồn ào.
    • Sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, đảm bảo chế độ sống khoa học để tránh gây ra tác động đến tâm lý.
    • Ổn định về mặt sức khỏe, giúp các bà mẹ có tâm trạng thoải mái sau sinh, tránh gây ra tình trạng trầm cảm sau sinh.
    Ù tai sau sinh tuy là không gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ. Nhưng cũng không được chủ quan. Nếu tự điều chỉnh chế độ sinh hoạt mà vẫn chưa thấy chấm dứt. Thì nên đến gặp các bác sĩ để có sự thăm khắm kịp thời. Chúc mẹ có sức khỏe tốt1
     
     

Chia sẻ trang này