Toàn quốc Cách xử lý khi mẹ bầu bị táo bón trong thai kỳ

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi sattotbabauchelaferrforte, 6/12/21.

  1. sattotbabauchelaferrforte

    sattotbabauchelaferrforte Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Bài viết:
    1,152
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Ảnh hưởng khi bà bầu bị táo bón?
    Táo bón xảy ra khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần trên tuần, phân khô cứng, ứ đọng trong trực tràng và khó tống xuất ra ngoài. Mẹ bầu bị táo bón thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, táo bón kéo dài còn khiến sức khỏe bị suy giảm. Một số tác hại có thể kể đến khi bà bầu bị táo bón:
    [​IMG]
    • Nguy cơ dẫn đến biến chứng như: đi ngoài ra máu, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, đau bụng vùng tiểu khung do phải ra sức rặn mạnh tống chất thải ra ngoài.
    • Táo bón rặn mạnh còn làm tăng nguy cơ sảy thai ở giai đoạn đầu do em bé chưa bám chắc vào tử cung và sinh non ở giai đoạn cuối khi tử cung phải co bóp nhiều.
    • Khối phân tích tụ lâu ngày có thể khiến các chất độc hại phenol, amoniac, indol,…hấp thụ ngược lại cơ thể gây hại cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé.
    • Mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, không có cảm giác đói dẫn đến không cung cấp đủ dưỡng chất khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng.
    • Tâm lý mẹ ở trong trạng thái lo âu, phiền muộn và dễ cáu gắt.
    Bà bầu bị táo bón nên làm thế nào?
    Nếu bị táo bón cần, bà bầu có thể và áp dụng một vài cách chữa trị tạm thời và phòng bệnh an toàn như sau:

    Xây dựng chế độ ăn khoa học khi bà bầu bị táo bón

    Chế độ ăn uống hằng ngày là nguồn bổ sung chủ yếu các chất dinh dưỡng đồng thời góp phần lớn trong việc cải thiện tình trạng táo bón. Khi xuất hiện dấu hiệu khó đi ngoài, mẹ bầu nên nghĩ ngay đến việc điều chỉnh lại cách ăn uống, tích cực ăn thực phẩm giàu chất xơ. Gợi ý những loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi bị táo bón:
    • Các loại rau củ chứa lượng chất xơ dồi dào, nhuận tràng tốt: ngọn rau lang, bí đỏ, măng tây, cà rốt còn có vitamin A bổ cho mắt,…
    • Các loại hoa quả, trái cây tươi bổ sung nhiều vitamin: chuối, táo, bưởi,…Trái cây họ cam, quýt đặc biệt giàu vitamin C tăng khả năng hấp thụ sắt, phòng ngừa táo bón khi bổ sung sắt.
    • Bánh mỳ lúa mạch đen hay ngũ cốc nguyên hạt là một trong những thực phẩm xử lý khi bà bầu bị táo bón. Arabinoxylan là thành phần chất xơ có trong lúa mạch đen giúp điều hòa hoạt động của ruột trong vận chuyển thức ăn.
    • Mẹ bầu ăn một hộp sữa chua mỗi ngày bổ sung probiotic có lợi cho đường tiêu hóa, tăng cường lợi khuẩn và nâng cao hệ miễn dịch.
    Bên cạnh đó, mẹ nên tránh các loại đồ ăn sau khi bị táo bón:
    • Đồ ăn đóng hộp sẵn và không hợp vệ sinh.
    • Đồ ăn khó tiêu, cay nóng, nhiều dầu mỡ như: khoai tây chiên, bánh hamburger,…
    • Đồ ăn hoặc uống chứa chất kích thích: cà phê, rượu, bia,…
    • Không nên tiêu thụ thực phẩm chứa lượng đạm dồi dào thường xuyên, liên tục.
    >>Xem thêm: viên sắt cho bà bầu

    Thay đổi thói quen sinh hoạt khi bà bầu bị táo bón
    • Kết hợp với chế độ ăn, mẹ bầu cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt. Duy trì những thói quen tốt được liệt kê:
    • Uống 9-11 đơn vị nước (9-11 cốc) mỗi ngày và sau khi thức dậy vào buổi sáng nên uống 1 ly nước ấm.
    • Tạo thói quen đi vệ sinh vào thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là sau 15-45 phút sau khi kết thúc bữa sáng.
    • Chủ động đi đại tiện khi có cảm giác muốn đi, không được nhịn sẽ khiến phân tắc nghẽn khó ra ngoài.
    • Vận động, đi lại, tập thể dục, tập yoga nhẹ nhàng.
    • Hạn chế tối đa căng thẳng, lo âu trong thời gian mang thai.
    Liên hệ bác sĩ khi bà bầu bị táo bón

    Nếu áp dụng bằng giải pháp tự nhiên mẹ sẽ thấy biểu hiện táo bón giảm dần sau 3-5 ngày và hết hẳn sau 2-3 tuần. Trường hợp tình trạng táo bón dai dẳng, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế thăm khám tìm ra nguyên nhân cũng như nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ cách điều trị.

    Mẹ bầu bị táo bón lâu ngày có thể là do từ việc mẹ bé đang sử dụng viên uống bổ sung không phù hợp, đặc biệt là sắt và canxi. Sắt và canxi khi dùng quá liều lượng cơ thể cần, bổ sung không đúng cách hay ở các loại viên uống vô cơ dễ gây lắng cặn tại dạ dày dẫn đến nóng trong, táo bón. Mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ đổi sang sử dụng loại viên canxi và sắt không gây táo bón, dạng hữu cơ dễ hấp thu. Lưu ý chọn sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng và đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ bổ sung đúng cách để đạt hiệu quả cao khi sử dụng.

    Trường hợp xuất hiện những dấu hiệu này thì mẹ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và chữa trị kịp thời:
    • Đi đại tiện rất khó khăn, đau rát vùng hậu môn.
    • Rách, rỉ máu hậu môn, nứt hậu môn.
    • Đau âm ỉ, đôi lúc dữ dội vùng bụng dưới.
    • Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn.
    Dù mẹ bầu bị táo bón do nguyên nhân khách quan hay chủ quan, cách cải thiện và ngăn ngừa táo bón hiệu quả là uống đủ nước, ăn đủ chất xơ, xây dựng thực đơn lành mạnh, chia nhỏ bữa ăn, vận động phù hợp và chọn loại vitamin bà bầu hấp thụ tốt. Qua đó có thể hạn chế những tác động tiêu cực của táo bón đến sức khỏe thai nhi.
     
     

Chia sẻ trang này