Cảnh Báo: Hàng Loạt Chiêu Trò Lừa Đảo Khi Mua Hàng trên internet. Chắc hẳn bạn cũng biết tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Trong đó, nguyên tắc đầu tư là kinh doanh online đang được nhiều người “ưa chuộng” vì có tính linh hoạt về vốn và thời gian. Chưa kể, việc mua sắm online cũng thu hút một số lượng lớn người mua. Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó, khá nhiều kẻ xấu đã lợi dụng sự bành trướng của mô hình đầu tư sinh lời là gì hiện đại này để tạo ra các vụ lừa đảo người tiêu dùng. Vậy thủ đoạn mà chúng scam là gì? Hãy xem bài viết dưới đây để rút ra kinh nghiệm phòng chống scam cho bản thân nhé! Các hình thức lừa đảo khi mua sắm online Ngày nay, người tiêu dùng có thể mua sắm trực tuyến với nhiều hình thức đa dạng như qua các sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc qua mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo,… Đây là cách thức mua sắm thuận tiện, vừa có thể so sánh được giá cả, vừa có thể tiết kiệm được thời gian và công sức. Tuy nhiên, người mua lại không thể nhìn trực tiếp và cầm sản phẩm để đánh giá về hình dáng, màu sắc và chất lượng của sản phẩm. Vì thế, rủi ro đầu tiên mà khách hàng mua sắm online gặp phải là hàng hóa nhận được không giống như hình ảnh quảng cáo. Chẳng hạn, người tiêu dùng đặt mua USB 256GB nhưng khi nhận được thì USB chỉ có 128GB. Ngoài ra, nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm cũng là một vấn đề quan trọng. Với cách thức mua hàng trực tuyến, người tiêu dùng không thể xác định và kiểm tra kỹ càng về nguồn gốc, xuất xứ của món hàng được. Ngoài ra, mua sắm online không thể thiếu dịch vụ chuyển phát. Trong một số trường hợp, người tiêu dùng sẽ gặp rủi ro về thời gian giao hàng (giao hàng chậm); hàng nhận được bị vỡ, hỏng; mất hàng; chỉ được mở xem hàng sau khi đã thanh toán… Bên cạnh đó, còn có các khiếu nại, phản ánh do người bán không cung cấp hóa đơn; người mua hàng bị giao thiếu hàng khuyến mại, giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại, giao hàng chậm, huỷ đơn hàng không lý do,… Nhiều người tiêu dùng khiếu nại nhận hàng bị vỡ hoặc hư hỏng nhưng tổ chức, cá nhân từ chối hoặc đổ lỗi cho người tiêu dùng hoặc đơn vị vận chuyển. Thực tế, mọi giao dịch để mua hàng qua mạng được thực hiện trên niềm tin. Vì thế, khi gặp người bán không có uy tín, người mua sẽ có nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Chẳng hạn, một số tổ chức, cá nhân bán hàng hóa không có xuất xứ, hoặc quảng cáo xuất xứ khác với thực tế. Ví dụ, hàng xuất xứ Trung Quốc nhưng khi quảng cáo bán hàng lại là hàng Nhật, hàng Mỹ,… Thông tin sai về giá cả, doanh nghiệp đăng sai về giá để thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế lại không có hàng hoặc có rất ít hàng hóa được bán với giá được quảng cáo. Làm sao để tránh bị lừa khi mua sắm online Để không trở thành nạn nhân của những tên lừa đảo khi mua sắm trực tuyến, bạn nên mua hàng tại những trang web uy tín, được cấp giấy phép hoạt động, có thông tin liên lạc cụ thể như địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế,… Tìm hiểu kỹ về các điều kiện và điều khoản của trang web, đặc biệt là những điều khoản về bảo hành, trả lại hàng, hoàn tiền, giao nhận… Tìm hiểu kỹ về sản phẩm/dịch vụ trước khi mua: nguồn gốc xuất xứ, tính năng, đánh giá (review) về sản phẩm/dịch vụ mà bạn mua để tránh trường hợp mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng. Ngoài ra, bạn nên cảnh giác với những yêu cầu cung cấp thông tin từ những trang web lạ như: họ tên, số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ, sở thích, tiền sử khám bệnh,… Đây có thể là những trang web sử dụng thông tin người tiêu dùng trái với quy định pháp luật, gây phiền toái hoặc thậm chí đánh cắp các thông tin cá nhân của người tiêu dùng.