Cảnh giác khi cấy mi sinh học

Thảo luận trong 'Mỹ phẩm - Spa - Trang sức - Làm đẹp' bắt đầu bởi RealLove, 21/7/22.

  1. RealLove

    RealLove Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    28/3/22
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Giới tính:
    Nữ
    Muốn đôi mắt cuốn hút, có hồn, giảm các bước trang điểm và tránh rụng mi, Ngân 27 tuổi, liên hệ nhiều thẩm mỹ viện để hỏi về kỹ thuật cấy mi sinh học.

    Fowi nơi gợi ý hoàn hảo cho một mối quan hệ mà bạn đang tìm kiếm, mở rộng kết nối yêu thương cho mọi đối tượng, hãy chia sẽ điều bạn nghĩ!

    FOWi - Make Friends & Dating


    Link download trên AppStore: https://apple.co/340xgSo

    Ngân làm việc cho một công ty truyền thông ở Hà Nội, phải gặp gỡ, giao tiếp với người khác và trang điểm mỗi ngày. Suốt ba năm nay, cô "trung thành" với gắn mi giả vì lông mi thật rất ngắn, hay bị rụng, kẹp mi không lên. Theo cô, lông mi giả không tự nhiên nhưng hạn chế các bước trang điểm, tiết kiệm thời gian đi nối. Gần đây, Ngân được bạn bè giới thiệu phương pháp cấy mi sinh học, giúp các sợi mi sẵn có khỏe, lâu rụng và dày hơn.

    Trước khi cấy mi, Ngân tham khảo chi phí một số nơi. Giá dịch vụ ở các spa dao động từ 10 đến 15 triệu đồng, đóng đủ một lần thì được giảm từ 10 đến 15%. Nhân viên tư vấn cam kết phương pháp không đau đớn, không chảy máu, không biến chứng, đảm bảo "hài hòa với gương mặt, không bị cứng", có bảo hành.

    Song, cấy mi sinh học là thủ thuật xâm lấn nên cô vẫn dè chừng. Ngân cũng tìm hiểu, biết phương pháp này không bền, "sớm muộn mi cũng rụng và không mọc lại" nên càng lưỡng lự.

    Oanh, 25 tuổi cũng từng đi cấy mi sinh học tại spa ở Hà Nội nhưng chỉ được ba tháng thì mi bắt đầu rụng và quay về tình trạng ban đầu. "Mất 4 triệu đồng mà lông mi trụi", cô nói và khuyến cáo nhiều người bạn của mình nên nối mi giả hoặc uốn mi truyền thống.

    Nhận định về phương pháp cấy mi sinh học, Bác sĩ Nguyễn Thị Kiều Trang, Khoa da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, nói đây là kỹ thuật đưa hoạt chất có tác dụng kích thích vào gốc lông mi, làm bộ phận này phát triển dài hơn, dày, chắc khỏe và đậm màu hơn. Tại nhiều cơ sở, mức giá cấy mi sinh học từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng cho một buổi. Cả liệu trình chi phí từ 10 triệu đến 15 triệu đồng. Hầu hết, các cơ sở đều "đảm bảo về chất lượng" cũng như cam kết về hiệu quả sau khi thực hiện.

    Tuy nhiên, theo bác sĩ Trang, ngoài việc đưa hoạt chất kích thích mọc dài mi, phương pháp này còn bóc tách lấy sợi tóc khỏe mạnh và cấy vào vùng mi không có lông. Việc này cần được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ khéo tay và có nhiều kinh nghiệm để tạo ra một hàng mi an toàn và đẹp. Vùng cấy phải được theo dõi thường xuyên để lông mi có thể sống và phát triển tốt.


    Cùng quan điểm, thạc sĩ, bác sĩ Cao Ngọc Duy, Phó Trưởng Khoa Hàm Mặt Thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, cho biết cấy mi sinh học chỉ có tác dụng tạm thời, hiệu quả từ 60 đến 70%, không thể được 100% như quảng cáo. Lý do là lông ở mỗi vùng có cấu tạo và đặc điểm khác nhau, riêng lông mi mỏng, mảnh, nhỏ nên khi cấy lông ở vùng khác vào thường không tự nhiên, không bền và chắc chắn bị rụng. Khi cấy nang tóc và chân lông mi có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm bờ mi hoặc không thích ứng nếu không đảm bảo vô trùng.

    Cấy mi sinh học còn là phương pháp xâm lấn, bác sĩ dùng đầu kim chuyên dụng hoặc máy chuyên dụng để độn một cái lỗ bờ mi, đưa lông sinh hoặc nang lông vào để cấy, có thể dẫn đến nhiễm trùng.

    Ngoài ra, khi cấy mi, khách hàng được gây tê và sẽ có rủi ro nhất định. Ví dụ như vô tình cấy vào các tuyến sụn mi, gây tắc các lỗ tuyến, dẫn đến cấy mi không có tác dụng. Sau khi cấy, lông mi dễ bị nhiễm trùng nếu không chăm sóc đúng cách.
     
     

Chia sẻ trang này