Thành bụng là bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chức năng của chúng là bảo vệ các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, ruột non, đại tràng… đồng thời tham gia vào các động tác như hít thở, ho, nôn, đại tiện… Ngày nay, đời sống được nâng cao, cấu tạo phần bụng cơ thể người được quan tâm trong các vấn đề về thẩm mỹ, tạo hình. Một trong số đó là phẫu thuật tạo hình thành bụng. Vậy cấu tạo của thành bụng như thế nào, nó gồm bao nhiêu lớp, các lớp đang đảm nhận chức năng gì? Hãy cùng phòng khám Dr Định Y Dược tìm hiểu nhé. 1. Cấu tạo phần bụng cơ thể người, cấu tạo cơ bụng Cấu tạo phần bụng cơ thể người là khu vực bao quanh khoang bụng và nhóm cấu tạo cơ bụng, thành bụng có thể chia thành năm lớp chính theo thứ tự từ ngoài vào trong. Các lớp này có các chức năng khác nhau. Các lớp cấu tạo thành bụng bao gồm: Da Tổ chức dưới da Mô liên kết Cơ Phúc mạc 1.1 Da và chức năng của da Da là phần che phủ phía ngoài và ngăn cản trực tiếp cơ thể và môi trường bên ngoài. Giống như bất kỳ vị trí nào khác, da bụng bao gồm 3 lớp chính từ ngoài vào trong là thượng bì (biểu bì), trung bì, và hạ bì. Thượng bì được chia ra thành năm lớp nhỏ hơn là lớp đáy, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng, và lớp sừng. Da có chức năng bảo vệ, điều hòa thân nhiệt, chuyển hóa, và cả thẩm mỹ. Da vùng bụng tương đối nhiều, dễ gặp tổn thương do sự tăng thể tích của khoang bụng, chèn ép khi mang thai, tăng cân nên dễ chảy xệ, chùng nhão, sẹo hay rạn da gây mất thẩm mỹ, dễ nhiễm khuẩn, khó vệ sinh sạch sẽ cho vùng bụng. Nếu tình trạng này quá ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, chỉ định phẫu thuật có thể được đặt ra ở đây. 2. Tổ chức dưới da và cấu tạo cơ thành bụng Tổ chức dưới da để cấu tạo cơ thành bụng là khu vực tập trung của mỡ, collagen và mạch máu được liên kết với nhau. Do chứa mỡ và collagen, tổ chức dưới da có vai trò nâng đỡ, dự trữ cho cơ thể. Tùy từng vị trí trên cơ thể mà lớp mỡ dưới da sẽ có số lượng và độ dày nhất định. Lớp mỡ dưới da có tác dụng giữ ấm, tránh các tổn thương, chạm thương bụng và dự trữ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhược điểm của lớp mỡ dưới da bụng là dễ tích tụ, khiến cho vùng bụng trở lên xấu xí và xồ xề. Trong trường hợp mỡ lâu năm mà bạn tập luyện thể dục thể thao tích cực, ăn kiêng mà lớp mỡ này không biến mất, có thể bạn cần tìm đến phẫu thuật hút mỡ. 2.1 Mô liên kết Vào sâu hơn nữa là mô liên kết và các cấu tạo cơ thành bụng. Giống như tên gọi của nó, mô liên kết có vai trò chính là liên kết các phần và các lớp với nhau. Tác dụng của mô liên kết là chịu lực, tránh rách và giúp bảo vệ các cơ quan, bộ phận phía trong nó. 2.2 Các nhóm cơ cấu tạo cơ vùng bụng Thành bụng có rất nhiều nhóm cơ cùng với cấu tạo cơ vùng bụng, định khu các cơ chia thành bụng trước bên và thành bụng sau. Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu nói cấu tạo cơ vùng bụng để cấu thành bụng trước bên do liên quan trực tiếp đến nhiều phẫu thuật về tiêu hóa cũng như tạo hình. Thành bụng trước bên gồm các cơ xếp thành ba lớp từ nông đến sâu: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong, cơ ngang bụng, hai cơ ở phía trước và giữa bụng là cơ thẳng bụng, cơ tháp. Hai bên phải và trái của thành bụng trước gặp nhau ở đường giữa có tên gọi là đường trắng giữa. Nó đi từ mũi ức đến xương mu. Trong phẫu thuật ổ bụng, đường rạch có thể chia thành đường trắng giữa trên rốn và dưới rốn. Đây là một mốc giải phẫu quan trọng trong các phẫu thuật bụng. Chức năng chính của cơ vùng bụng là bảo vệ các tạng trong ổ bụng, chống đỡ thành bụng, giúp hô hấp trong các trường hợp cần gắng sức, giữ vững tư thế của bụng cũng như cử động của thân mình. Nếu cơ thành bụng yếu, bụng sẽ bị chảy xệ, tạng dễ thoát vị. Các cơ này cũng có khả năng chống đỡ, co giãn tốt trong thời kỳ mang thai. 2.3 Phúc mạc Phúc mạc là nơi tiếp giáp gần nhất với các tạng trong ổ bụng. Phúc mạc bao quanh các tạng, chủ yếu là các tạng của hệ tiêu hóa như gan, lách, tụy… phúc mạc bao gồm hai lá thành và lá tạng, ở giữa hai lá này là khoang ảo. Có rất nhiều bệnh lý biểu hiện ở phúc mạc. Phúc mạc có rất nhiều chức năng quan trọng, một số chức năng của phúc mạc có thể kể đến như: Che phủ, bảo vệ các tạng trong ổ bụng. Bôi trơn, tạo môi trường cho các tạng dễ dàng di động Tránh nhiễm trùng Hấp thu Dự trữ mỡ 3. Vai trò của cấu tạo thành bụng, và có nên tạo hình thành bụng không trong phẫu thuật ? Trong nhóm các phẫu thuật liên quan đến bệnh lý tiêu hóa, đường rạch vào ổ bụng tùy thuộc vào vị trí các tạng trong ổ bụng. Thông thường đối với nhóm phẫu thuật này, bác sĩ sẽ rạch gần như qua tất cả các lớp của thành bụng và vào đến khoang phúc mạc, ổ bụng. Trong phẫu thuật tạo hình, tùy thuộc vào loại phẫu thuật mà sẽ rạch cũng như tác động đến các lớp khác nhau. Thông thường sẽ dừng ở vị trí của lớp cơ trong tạo hình thẩm mỹ. Rất ít khi can thiệp vào lớp phúc mạc. Vì vai trò của từng lớp thành bụng rất quan trọng, do đó sau các cuộc phẫu thuật, bác sĩ cần đóng thành bụng theo đúng vị trí giải phẫu để chức năng, hoạt động của các cơ quan, các tế bào đạt hiệu quả cao nhất. Có thể nói, hiểu rõ cấu tạo của thành bụng không phải là vấn đề mà người bệnh cần quan tâm quá nhiều. Công việc này chủ yếu là vấn đề mà mỗi bác sĩ làm chuyên ngành tiêu hóa, thẩm mỹ hay tạo hình cần nắm và hiểu rõ. Tuy nhiên, hiểu về cấu tạo thành bụng giúp cho chúng ta tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi "bác sĩ đang làm gì, tác động đến phần nào trên cơ thể chúng ta?". Dù vậy, mỗi cuộc phẫu thuật sẽ có tính chất và sự tác động vào các cấu trúc khác nhau của thành bụng. Bạn muốn hiểu rõ hơn về cấu tạo phần bụng cơ thể người, hay còn băn khoăn không biết phẫu thuật của mình đang tác động vào phần nào, hãy đến với Dr Định Y Dược để tìm câu trả lời nhé. Trước mỗi cuộc phẫu thuật, chúng tôi luôn giải thích cho bạn cặn kẽ nhất mọi câu hỏi mà bạn đang muốn tìm kiếm.