chiến lược lôi kéo và giữ chân khách hàng

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi daphongthuy.xyz, 28/10/20.

  1. daphongthuy.xyz

    daphongthuy.xyz Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    16/11/19
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    I. Chiến lược giữ chân khách hàng doanh nghiệp là gì
    Chiến lược giữ chân khách hàng là 1 hành động hay một hệ thống các hành động được thiết kế để gia tăng giá trị cho khách hàng để khuyến khích họ tiếp tục mua hàng cũng như lan rộng thương hiệu về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

    Mục đích của các các chiến lược giữ chân khách hàng là để tạo trải nghiệm tốt cho người dùng về sản phẩm dịch vụ. Từ đó giúp nuôi dưỡng lòng trung thành, cảm xúc tích cực để khiến khách hàng tự nguyện mua hàng các lần tiếp theo.
    Bằng cách giữ chân khách hàng cũ, công ty có thể giúp họ nhận được nhiều giá trị về sản phẩm hơn, khuyến khích họ đưa ra các phản hồi và ý kiến tích cực trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ. Thông qua đó, những ý kiến này sẽ giúp thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng, xây dựng cộng đồng khách hàng của công ty để mọi người kết nối. Dưới đây là danh sách các chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả bạn nên quan tâm.

    1, Truyền cảm hứng với 1 nhiệm vụ
    Đôi khi, những thương hiệu lớn giành được lòng trung thành của khách hàng không phải nhờ chiến lược hay hệ thống mà bằng chính hành động đại diện của họ.

    Bất kì thứ gì cũng có nhiệm vụ hoặc lí do riêng của nó để tồn tại.

    TOMS đã xây dựng mô hình kinh doanh của họ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Với tư cách là người đóng góp của công ty Fast, J.Weiss đã nói rằng:

    “TOMS đã tích hợp hoạt động kinh doanh kiểu cũ nhằm vào lợi nhuận với chiến thuật kinh doanh mới chú trọng việc làm từ thiện – giúp đỡ người khác”

    Cách mà họ làm việc đó là chính sách “one for one” của họ. Với mỗi đôi giày bán được, họ tặng 1 đôi cho những người cần nó, và đến nay họ đã trao đi khoảng 60 triệu đôi giày mới cho những người vô gia cư, người nghèo,…

    Là người tiêu dùng, chúng ta bị ảnh hưởng bởi những tác động về lòng nhân hậu và việc bảo vệ môi trường, những điều mà làm cho chúng ta mua hàng vượt qua cả nhu cầu của chính bản thân. Việc có xu hướng làm những điều tốt đẹp ngày càng tác động lớn hơn đối với mỗi chúng ta.

    Điều này không có nghĩa là bạn phải làm những chiến lược Marketing chỉ để làm từ thiện hay bảo vệ môi trường. Bài học ở đây là tìm kiếm những gì mà người tiêu dùng quan tâm và đặt thương hiệu của bạn vào trong những thứ đó.

    2, Trao quyền cho khách hàng
    Những gã khổng lồ trong ngành kinh doanh cà phê luôn luôn đổi mới chiến lược marketing của họ, đặc biệt là đối với bộ phận thu hút khách hàng.

    Gần đây, những nhà sáng lập của Starbucks, Zev Siegl, Jerry Baldwin và Gordon Bowker tập trung vào âm thanh và mùi hương trong của hàng của họ để tạo sự hứng thú cho khách hàng.
    >>> Phần mềm bán hàng siêu thị,


    3, Tận dụng việc cá nhân hóa
    Siêu thị khổng lồ Tesco có mặt trên khắp nước Anh với hơn 2000 địa điểm trên toàn đất nước.

    Đối với một thương hiệu lớn như vậy, việc phân bổ khắp đất nước thực sự là một thách thức. Việc mua sắm trực tuyến và các máy quét thanh toán tự động đã rất phổ biến và thuận tiện, dù vậy thì mọi người vẫn thích giao dịch với người khác hơn là một cái máy hay một thứ công nghệ vô tri vô giác.

    Dịch vụ khách hàng vẫn luôn cần thiết và những người ở Tesco đã chọn Twitter giống như một cách để thể hiện việc tương tác trực tiếp với người khác. Họ nói rằng họ quan tâm đến việc thêm những giá trị con người vào quan hệ tới khách hàng.

    Để tác động hiệu quả tới các cá nhân, bạn cần phải nghiên cứu được hành trình mua hàng của họ. Làm thế nào để làm việc đó, hãy xem ngay video dưới đây.
    4, Nói chuyện với khách hàng của bạn
    Ở các chiến lược trên, chúng ta đã nói về những chiến lược với B2C, vậy còn đối với B2B thì sao? R&G Technologies là một công ty CNTT của Úc đã phát triển được mối quan hệ lâu dài và mạnh mẽ với khách hàng của họ.

    Chẳng cần dùng đến 1001 biện pháp giữ chân khách hàng, họ đã củng cố mối quan hệ chặt chẽ đối với khách hàng của mình với thời gian đáp ứng nhanh và thực hiện các thỏa thuận nghiêm ngặt.

    Tuy nhiên, bài học lớn nhất trong biện pháp marketing giúp giữ chân khách hàng của họ là trong những cuộc xây dựng khảo sát với khách hàng. Họ cho phép khách hàng thể hiện được những gì họ đang làm là đúng hay là sai trước khi khách hàng của họ chán nản và rời đi mất.

    R&G tập trung rất nhiều vào việc đặt ra các câu hỏi đúng để có được thông tin chi tiết mà họ có thể thực hiện. Họ sử dụng thông tin này để đưa ra quyết định kinh doanh tốt hơn và giữ chân khách hàng.

    Quan trọng nhất, những cuộc khảo sát này xác định những vấn đề của khách hàng R & G. Điều này có thể giúp ích cho cả việc tiếp thị tổng thể cũng như chiến lược lưu giữ của bạn. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của cuộc trò chuyện riêng tư với khách hàng của bạn (đặc biệt là nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp kỹ thuật số).

    5, Sử dụng các chương trình Gamification và giới thiệu
    Được biết đến như thương hiệu có những chiếc đồ lót thoải mái nhất thế giới, MeUndies có một tỉ lệ giữ chân khách hàng tuyệt vời thông qua hai yếu tố. Đầu tiên, đó là trong “lý do tại sao” của họ.

    Những người ở MeUndies đã quá mệt mỏi với việc đi và tìm kiếm chiếc đồ lót tuyệt vời nhất. Nên, họ đã nuôi dưỡng một nền văn hóa mạnh mẽ và minh bạch. Họ sở hữu toàn bộ các trang dàng riêng cho nhà máy sản xuất những chiếc đồ lót tuyệt vời của họ.

    Dù điều này làm tỉ lệ giữ chân khách hàng ở mức độ rất tuyệt vời, nhưng điều lưu tâm của chúng ta ở đây là trên những chương trình giời thiệu thông minh của họ. Những khách hàng được khuyến khích từ khoảnh khắc họ mua hàng để giới thiệu đến bạn bè của họ và nhận được phần thưởng giá trị cho việc đó: Với mỗi người bạn họ giới thiệu được, họ sẽ nhận $20 và bạn của họ sẽ được giảm giá 20% với đơn hàng đầu tiên.

    Nếu như một người bạn thêm sản phẩm vào giỏ hàng mà vẫn chưa thanh toán, bạn có thể sử dụng chính cái chính sách thông minh này của MeUndies để gợi nhắc bạn của mình rằng anh ấy sẽ được giảm giá (trong khi 2 người có thể đi ăn nhẹ một bữa với số tiền thưởng vừa kiếm được). MeUndies đã tìm ra một chiến lược thông minh để lôi kéo và giữ chân khách hàng, giảm thiểu tỉ lệ hủy hàng.

    Khi thực hiện tốt, hệ thống giới thiệu này thực sự hiệu quả để trả lời câu hỏi “làm thế nào để giữ chân khách hàng”. Chìa khóa ở đây là tập trung vào động cơ và sự hứng thú của khách hàng để khiến họ đầu tư vào. Quan trọng nhất là đừng quên trao quyền cho khách hàng và khuyến khích họ trở thành những người ủng hộ bạn trên con đường tạo dựng thương hiệu.

    6, Tạo ra khoảng cách giữa bạn và những đối thủ cạnh tranh
    Bạn muốn khách hàng của mình nhìn bạn như là một lựa chọn rõ ràng trước tất cả các đối thủ cạnh tranh? Hãy nhớ về chiến lược cửa Apple với chiến dịch quảng cáo “Mac vs PC”.

    Chiến dịch với sự tham gia của John Hodgman với tư cách một PC không chuyên và Justin Long với vai trò một Mac thu hút. Cả hai làm mọi việc để thể hiện rằng Mac là một lựa chọn tốt hơn so với PC theo cách rất thú vị.

    Chiến dịch “Mac vs PC” đã chia thị trường ra và đặt Apple ra ngoài các đối thủ cạnh tranh của họ bằng cách xác định nhận thức riêng cho người tiêu dùng.

    Để khách hàng gắn bó với bạn, hãy tạo ra một thương hiệu toàn vẹn, giúp thu hút khách hàng dễ dàng và khiến khách hàng trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho thương hiệu của bạn.

    Bí quyết giữ chân khách hàng ở đây là đừng sợ một chút tạo bạo trong marketing để có được kết quả tốt nhất. Nếu thương hiệu của bạn quá đỗi thân thiện, bạn vẫn có thể nhóm lửa đằng sau những câu chuyện thực tế và tạo ra một hiệu ứng đám đông một cách táo bạo và dữ dội. Nhưng vẫn luôn phải cảnh giác và cẩn thận khi đùa với lửa nhé.

    7, Sử dụng việc đăng kí để tăng trải nghiệm khách hàng
    Thật không phải là một điều bình thường đối với một tổ chức buôn bán hàng hóa khi triển khai dịch vụ đăng kí với mô hình kinh doanh của họ.

    Nhưng đó chính xác là những gì Amazon tạo ra với hình thức Prime. Đăng kí Prime được tạo để mang lại cho khách hàng trải nghiệm giao hàng nhanh hơn. Nó đã tạo ra nhiều tranh cãi nhưng mau chóng trở nên phổ biến với người mua sắm thường xuyên trên nền tảng này sau đó.
     

Chia sẻ trang này