Toàn quốc Chữa táo bón ở mẹ bầu tháng cuối thai kỳ bằng cách nào?

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi sattotbabauchelaferrforte, 26/1/22.

  1. sattotbabauchelaferrforte

    sattotbabauchelaferrforte Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    12/9/20
    Bài viết:
    1,152
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    36
    Giới tính:
    Nữ
    Táo bón là một trong những than phiền phổ biến của mẹ trong thai kỳ. Nó ảnh hưởng đến ít nhất một nửa số phụ nữ mang thai. Tình trạng sẽ trở nên trầm trọng hơn vào những tháng cuối. Vậy làm thế nào để chữa và hạn chế chứng táo bón, mẹ bé đọc bài viết để biết mẹo trị táo bón ở bà bầu tháng cuối thai kỳ

    Lý do gây nên tình trạng táo bón ở bà bầu tháng cuối thai kỳ
    Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón vào tháng cuối, trong đó có thể kể tới những nguyên nhân phổ biến sau đây:
    [​IMG]
    • Uống không đủ nước
    • Ăn thiếu chất xơ
    • Không tập thể dục hoặc ít vận động
    • Sự gia tăng nội tiết tố Progesterone làm hệ thống ruột và dạ dày bị co thắt, tiêu hóa chậm lại gây táo bón cho mẹ bầu
    • Lạm dụng sắt và canxi liều lượng cao
    • Sự phát triển của tử cung vào tháng cuối, gây áp lực lên ruột dưới. Ngoài ra, đại tràng cũng hấp thụ nhiều nước hơn trong thai kỳ làm phân cứng hơn, dẫn đến táo bón.
    >>Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho bà bầu loại nào tốt chứa sắt canxi hữu cơ ngừa táo bón

    Chữa táo bón ở bà bầu tháng cuối thai kỳ bằng cách nào?
    Mẹo trị táo bón ở bà bầu tháng cuối thai kỳ
    Mẹ bầu tháng cuối bị táo nên thực hiện những lời khuyên sau đây để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này:
    • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Mẹ nên đặt ra mục tiêu tiêu thụ từ 25-30g chất xơ mỗi ngày bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau bina, rau mồng tơi, mận, kiwi, táo, các loại hạt, đậu.
    • Uống nhiều nước: Mỗi ngày mẹ nên uống khoảng 2,5-3l nước để hấp thu và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Đặc biệt, mẹ nên uống một cốc nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
    • Hạn chế thực phẩm gây táo bón và ăn nhiều thực phẩm giàu lợi khuẩn: Mẹ không nên ăn đồ cay nóng mà nên ăn các loại thực phẩm có tính mát và nhiều lợi khuẩn như sữa chua, yến mạch,… giúp kích thích lợi khuẩn đường ruột phân giải thức ăn và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
    [​IMG]
    • Massage vùng bụng: Đây lầ một trong những mẹo trị táo bón khá hay mà bà bầu nên áp dụng. Massage khoảng 3-5 phút, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, mẹ dễ đi ngoài và vùng bụng dễ chịu hơn.
    • Chọn viên sắt và canxi phù hợp: bổ sung sắt và canxi không gây táo bón với cách dùng và liều lượng phù hợp.
    • Tập thể dục, vận động thường xuyên: Vận động mỗi ngày giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi, đau lưng, chuột rút, lưu thông khí huyết và giảm táo bón hiệu quả.
    • Đi vệ sinh vào buổi sáng: Khi có thai, nội tiết tố thay đổi khiến mẹ đi ngoài thất thường, không theo thói quen dẫn đến táo bón. Do đó, mẹ nên điều chỉnh thói quen đi vệ sinh, thích hợp nhất là vào buổi sáng để tình trạng táo bón sớm được cải thiện.
    • Nghỉ ngơi, thư giãn: Mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, căng thẳng dẫn đến táo bón.
    Lựa chọn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, đẩy lùi táo bón hiệu quả
    Khi bị táo bón, các bạn nên tăng ăn các loại thực phẩm có tính kích thích nhu động ruột (nhu động ruột là sự co bóp lượn sóng đi dọc ruột, sự co bóp này nhằm đẩy thức ăn từ trên xuống, làm quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn). Các loại thức ăn có tính kích thích nhu động ruột đó là:
    • Cà rốt: Chứa rất nhiều beta carotin cùng với các vitamin nhóm B, C, protein, chất xơ, phốt pho, sắt và canxi giúp điều hòa đường ruột, nhuận tràng và tình trạng táo bón được cải thiện rõ rệt.
    • Quả sung: Loại quả chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây nào khác. Vì vậy, lựa chọn quả sung để trị táo bón sẽ vô cùng hữu hiệu cho bà bầu bị táo bón tháng cuối thai kỳ
    • Chuối: Giúp nhuận tràng, lợi tiểu, giảm hiện tượng đi ngoài ra máu ở mẹ bầu.
    • Đu đủ chín: Cung cấp chất xơ, papain, enzyme dồi dào giúp chống táo bón cho mẹ.
    • Khoai lang: Mẹ nên ăn khoảng 100g/ngày để bổ sung chất xơ, vitamin C và các acid amin để kích thích nhu động ruột, giúp tiêu hóa trở nên dễ dàng.
    • Bí đỏ: Bí đỏ hay ngô là thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai. Ngoài việc giúp bổ sung dinh dưỡng, phòng ngừa thiếu máu, bí đỏ còn giúp nhuận tràng, phòng ngừa bệnh trĩ.
    Trường hợp mẹ bị táo bón kèm theo những cơn đau bất thường, xen kẽ với tiêu chảy hay đi ngoài ra dịch nhày, máu, mẹ cần lập tức liên hệ với bác sĩ ngay để kịp thời chẩn đoán và điều trị, tránh để tình trạng không mong muốn. Chúc mẹ có sức khỏe tốt để về đích thành công!
     
     

Chia sẻ trang này