Chuột rút về đêm khi mang thai đây là tình trạng của rất nhiều mẹ bầu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và mẹ bầu phải làm gì để giải quyết vấn đề này để chăm sóc bầu một cách tốt nhất? Tình trạng chuột rút khi mang thai ở các mẹ bầu Chuột rút thường xảy ra trong các trường hợp: ngủ ban đêm, khi đang vận động cơ bắp trong thời gian dài liên tục, nhất là khi mệt mỏi, đói, khát nước. Thai phụ hay bị chuột rút từ tháng thứ 2-3 và sẽ xuất hiện thường xuyên hơn từ tháng thứ 6 trở đi của thai kỳ do thiếu calcium, phospho, magnesium, do sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc do các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể. Nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng chuột rút khi mang thai Trong lĩnh vực sản khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai bao gồm các nguyên nhân chủ yếu sau: Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân. Tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu. Mất nước khiến cơ thể bị rối loạn điện giải gây ra tình trạng chuột rút. Thiếu canxi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể càng tăng cao để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi. Khi lượng canxi không được cung ứng đầy đủ, cơ thể của mẹ bầu sẽ cung cấp canxi để truyền cho bé khiến mẹ bị thiếu canxi. Thiếu khoáng. Quá ít kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn uống có thể góp phần gây ra chuột rút ở chân. Việc lạm dụng cơ bắp, mất nước, căng cơ hoặc đơn giản là giữ một vị trí trong một thời gian dài có thể gây ra chuột rút cơ bắp. Những mẹo hay giúp bà bầu trị và phòng tránh chuột rút trong thời gian mang thai 1. Duỗi chân và xoa bóp các cơ bắp bị co rút Khi bà bầu chuột rút, hãy cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân. Điều này có thể gây đau lúc đầu nhưng cảm giác đau sẽ dần biến mất. 2. Chườm nóng Khi bị chuột rút, bạn hãy chuẩn bị một chai nước nóng hoặc khăn nóng đặt lên vùng bị chuột rút. Để khoảng 5 đến 10 phút cơn đau sẽ giảm. 3. Đứng dậy và cố đi lại Hãy cố gắng bước một vài bước khi thấy xuất hiện chuột rút, điều này cũng sẽ giúp cơn đau qua nhanh. 4. Nằm xuống giường và xoay cổ chân, bàn chân Các mẹ có thể nằm xuống giường và đặt chân xuống đất hoặc nằm xuống giường và duỗi thẳng đầu gối, sau đó nhẹ nhàng xoay bàn chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút. Trường hợp nếu bị chuột rút thường xuyên, cơn đau kéo dài, bạn cần đến bác sĩ để được tư vấn và cho bổ sung liều canxi cần thiết. Một số người bị cơn đau hành hạ không thể chịu đựng nổi có thể được chỉ định tiêm ngay canxi vào tĩnh mạch. Bình thường, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc bổ sung canxi. Cách tốt nhất để tránh chuột rút là bà bầu nên thường xuyên bổ sung những thức ăn có canxi, sắt và axit folic trong thực đơn hàng ngày như: cá, sữa, trứng, gà, đậu, các loại thực phẩm chế biến từ đậu, rau cải, vừng, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô… Đây là biện pháp lâu dài không chỉ giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ mà còn có tác dụng giảm chứng chuột rút hiệu quả cho các bà bầu. >> Xem thêm: Viên sắt tốt cho bà bầu giúp bổ sung đầy đủ sắt và axit folic cho bà bầu giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt và ngăn ngừa dị tật thai nhi hiệu quả.