Công ty xử lý nước thải sinh hoạt ở Bình Dương Vì sao phải xử lý nước thải sinh hoạt? Xã hội ngày càng phát triển, mức sống người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên đi song song với sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm môi trường: Thời tiết biến đổi thất thường, hằng năm có nhiều trận bão, hay hạn hán kéo dài…. Đó là hậu quả của việc làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, hãy tìm cách làm giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn và cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường. Điện thoại: 0917 34 75 78 – Email: kythuat.bme@gmail.com Hoạt động sinh hoạt của mỗi cá nhân như: tắm rửa, giặt, nấu ăn thải ra môi trường lượng ô nhiễm rất lớn. Tuy nhiên các chất ô nhiễm đó có thể xử lý đạt hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường, nếu ta xử lý đúng cách. Vậy nước thải sinh hoạt là gì, thành phần, đặt trưng của nó ra sao. Mời bạn tham khảo bài viết sau: Công nghệ AO-xử lý nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là gì? Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của cac cộng đồng dân cư, khu vực đô thị, khu trung tâm thương mại, cơ quan,… Nước thải sinh hoạt thường được thải ra kênh, suối,…dẫn đến ô nhiễm nguồn nước Nước thải sinh hoạt chứa những thành phần ô nhiễm chủ yếu: TSS, BOD5, COD, Nito, Phospho. Nếu nước thải sinh hoạt không được xử lý thải ra nguồn tiếp nhận, sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ người mắc những bệnh cấp tính và mãn tính liên quan đến ô nhiễm nước như: viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư…Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt đố là các loại mần bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật gây bệnh có trong phân. Vi sinh vật bao gồm các nhóm chính: virus, vi khuẩn, giun sán,… Thành phần của nước thải sinh hoạt Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại: Nước thải do chất bài tiết của con nước từ nhà vệ sinh; Nước thải do các chất thải sinh hoạt từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả nước vệ sinh sàn nhà. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật, vi trùng gây bệnh. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như: Protein, huydrat cacbon. Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh kém, nước sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Lượng nước thải sinh hoạt tại các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng phụ thuộc vào loại công trình, chức năng, số lượng người. Lượng nước thải từ các cơsở thương mại và dịch vụ cũng có thể được chọn từ 15-25% tổng lượng nước thải của toàn thành phố. Đặc trưng nước thải sinh hoạt là: hàm lượng chất hữu cơ cao (55-65% tổng lượng chất bẩn), chứa nhiều vi sinh vật có cả vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ cần thiết cho các quá trình chuy ển hóa chất bẩn trong nước thải. Nước thải sinh hoạt giàu chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, là nguồn gốc để các loại vi khuẩn (cả vi khuẩn gây bệnh) phát triển là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường nước. Nước thải sinh hoạt có thành phần giống nhau ở các đô thị nhưng khác về hàm lượng, phương pháp xử lý giống nhau và xử lý sinh họcđược ưu tiên lựa chọn. Lưu lượng nước thải không điều hòa, phụ thuộc vào thời điểm trong ngày (Vd: lượng người trong khu đô thị,…), số lượng người càng đông chế độ thải càng điều hòa. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm.