Bạch đàn một giống cây không quá lạ lẫm với chúng ta, chúng phân bố ở khắp mọi nơi. Mang trong mình nhiều giá trị kinh tế, những ứng dụng tuyệt vời. Các sản phẩm từ cây bạch đàn vẫn có sức hút riêng đối với khách hàng trong nhiều năm qua. Để hiểu thêm về sức hút này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thêm thông tin về cây bạch đàn dưới đây nhé! Cây bạch đàn Bạch đàn hay Khuynh diệp là chi thực vật có hoa Eucalyptus, có xuất xứ từ Úc. Có hơn 700 loài bạch đàn hiện tại, hầu hết có bản địa tại Australia. Một số nhỏ bạch đàn được tìm thấy ở New Guinea và Indonesia và một ở vùng viễn bắc Philippines và Đài Loan. Bạch đàn cũng là giống cây lâm nghiệp lấy gỗ có giá trị kinh tế cao hơn cừ tràm, thuộc loại gỗ nhóm 4. Được người dân trồng ở khắp nơi, từ ven biển, đồng bằng đến tận các vùng núi cao của nước ta. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về cây bạch đàn tại. Rừng cây bạch đànĐược du nhập vào nước ta từ những năm 50 của thế kỷ 20 do thực dân Pháp mang đến trông thử nghiệm. Có nguồn gốc từ Úc nên cây rất thích nghi với khí hậu và thổ nhưỡng của nước ta. Ngày nay có hơn 10 loại bạch đàn khác nhau được trồng, những khu rừng nguyên liệu lớn có khắp mọi vùng miền. Đặc điểm sinh học Là một giống cây được du nhập và là nhóm gỗ lâm nghiệp nên bạch đàn sở hữu cho mình những đặc điểm sinh học riêng. Trước tiên ta phải nói đến màu trắng đặc trưng của thân cây vô cùng độc đáo, ít nhánh và ít lá. Lá của bạch đàn có hình lưỡi liềm và rủ xuống, lá có màu xanh xám, trong lá có chứa lượng tinh dầu thơm. Khi chúng ta vo nát lá bạch đàn trong lòng bàn tay sẽ cảm thấy mùi hương dễ chịu. Thời gian sinh trưởng của bạch đàn cũng rất lâu và có thể đạt kích thước rất lớn. Khi cây đã đạt độ tuổi từ 7-10 năm sẽ cho ra hoa và kết quả. Hoa của bạch đàn màu trắng hình nón và có mùi hương rất đặc trưng không thể nhầm với bất kì loài hoa nào cả. Quả của bạch đàn cũng khá nhỏ và cũng có dạng hình nóng, chúng ta sẽ sử dụng quả để ương trồng các thế hệ sau. Phân bố Bạch đàn là giống cây nhiệt đới và có nhiều loại khác nhau, không cắn chọn chất đất. Việt Nam chúng ta là một nước có khí hậu cận nhiệt đới, có lượng mưa lớn nên rất thích hợp trồng bạch đàn. Thế nên bạch đàn dường như xuất hiện ở mọi nơi trên lãnh thổ nước ta. Chúng ta có thể bắt sắp bạch đàn tại các vùng biển, các đồng bằng, trung nu và cả các vùng núi cũng được trồng. Ứng dụng Gỗ từ bạch đàn rất tốt, cứng cắp, chịu lực tốt nên được dùng làm đồ dùng nội thất, cây chống giàn giáo, cọc cừ, nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất giấy. Cây có thân lớn sẽ được dùng làm dùng đồ nội thất như bàn ghế dùng trong gia đình, văn phòng, cơ quan, nơi làm việc,…Ngành công nghiệp sản xuất giấy rất ưa chuộng dăm gỗ cừ bạch đàn làm nguyên liệu sản xuất những trang giấy chất lượng. Cọc cừ bạch đàn được dùng gia cố móng nền cho công trình cũng khá được nhiều nhà thầu sử dụng. Giá trị kinh tế của cây bạch đàn Gỗ bạch đàn thuộc nhóm 4 nên có giá trị kinh tế cao và rất được ưu chuộng trên thị trường. Dùng nhiều trang thiết kết đồ dùng nội thất, trang trí không gian. Ngoài ra bạch đàn còn cung cấp tinh dầu dùng trong y học, điều chế thuốc,….Hiện nay bạch đàn vẫn được trồng rất nhiều tại các khu vực trung du miền núi trên khắp cả nước. Với giá gỗ ổn định trong nhiều năm đã giúp nhiều hộ dân thoát khỏi đói nghèo, phủ xanh đồi trọc. Kết luận Có thể thấy bạch đàn là giống cây du nhập được trồng phổ biến và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Không chỉ có gỗ bạch đàn mang lại giá trị kinh tế mà còn có cả tinh dầu của bạch đàn. Chúng ta nên phát triển mạnh mẽ hơn nguồn gỗ bạch đàn chất lượng trong thời gian sắp tới.Cừ Tràm Thái Dương mong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.