Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính không bắt buộc chủ nhãn hiệu phải đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ, nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Khi có hành vi vi phạm đối với nhãn hiệu, chủ nhãn hiệu sau khi được cấp Văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm đối với nhãn hiệu. Chính vì vậy, đăng ký nhãn hiệu là thủ tục vô cùng quan trọng và cần thiết và cần được tiến hành sớm nhất. Vihabrand hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đăng ký nhãn hiệu . Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến việc đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ uy tín nhất tại TP.Hồ Chí Minh nói chung và Quận 2 nói riêng AI CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ? - Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh đều có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình - Các chủ thể sản xuất có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do mình sản xuất - Các chủ thể kinh doanh dịch vụ có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu dịch vụ cho dịch vụ mà mình cung cấp. - Các chủ thể kinh doanh thương mại hàng hóa có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình buôn bán, với điều kiện người sản xuất không sử dụng và không phản đối việc sử dụng đó, - Tổ chức tập thể của các chủ thể kinh doanh có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể cho hàng hóa, dịch vụ của các thành viên. - Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. DẤU HIỆU DÙNG LÀM NHÃN HIỆU CÓ THỂ LÀ: - Chữ có khả năng phát âm, có nghĩa hoặc không có nghĩa, trình bày dưới dạng chữ viết, chữ in hoặc chữ được viết cách điệu; - Hình vẽ, ảnh chụp; - Chữ hoặc tập hợp các chữ kết hợp với hình vẽ, ảnh chụp. DẤU HIỆU DÙNG LÀM NHÃN HIỆU PHẢI: - Được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết; - Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu (đơn nhãn hiệu) tại cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; - Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá được coi là nổi tiếng. DẤU HIỆU KHÔNG ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ NHÃN HIỆU: - Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt như các hình và hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái, các chữ không có khả năng phát âm,...,trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận một cách rộng rãi; - Các dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa đảo người tiêu dùng về xuất xứ, tính năng, công dụng hoặc chất lượng của hàng hoá; - Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm sản xuất, tên gọi thông thường của sản phẩm. NHỮNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU - Đầu tiên cần phải thiết kế tên logo, nhãn hiệu - Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của nhãn hiệu - Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác: + Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi; + Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả. +Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân,tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền). - Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất - là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích, trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. - Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây: + Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng; + Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ); + Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng - Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ, với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính. Công ty Vihabrand là một trong những đơn vị nổi tiếng trong lĩnh vực đăng ký thương hiệu. Chúng tôi có thể hỗ trợ chủ sở hữu nhãn hiệu, thương hiệu trong việc đánh giá, thúc đẩy nhanh thời gian thẩm định nhanh nhãn hiệu, thương hiệu để phục vụ các nhu cầu nêu trên. Quý khách hàng ở tại TP.Hồ Chí Minh đang cần tìm dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Quận 2 Thành Phố Hồ Chí Minh thời gian nhanh nhất, vui lòng liên hệ TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP & PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND CO.,LTD Bạn đang có vấn đề về pháp lý mà không biết cách giải quyết? Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi theo số: 08 1900 1400 chúng tôi sẽ tư vẫn và hỗ trợ bạn tốt nhất ! “bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND Địa chỉ trụ sở: 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0819001400 Email: cskh.shcn@gmail.com để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất.