Điều nên biết khi đầu tư vào Bất Động Sản

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi duseovntop, 7/1/23.

  1. duseovntop

    duseovntop Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    5/4/21
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nữ
    Điều nên biết khi đầu tư vào Bất Động Sản Thông tin "Chủ đầu tư chung cư PetroVietnam Landmark bị tố" trong thời gian gần đây là Dự án đất nền Đức Giang Bảo Lộc một "quả bom" khởi đầu mang tên bất động sản (BĐS) đã nổ tại các công ty "họ" dầu khí! Cắt lỗ càng lỗ [​IMG] Trở lại thời điểm tháng 10/2011, Công ty cổ phần Địa ốc dầu khí (PVL) tung “quả bom” bán tháo cắt lỗ chung cư PetroVietnam Landmark (PL), gây xôn xao thị trường BĐS cả nước: từ 21,36 triệu đồng/m2 giảm còn 15,5 triệu đồng/m2. Ông Hoàng Ngọc Sáu, Tổng Giám đốc PVL, báo cáo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội rằng việc đầu tư cho dự án PL, công ty đã vay Ngân hàng Liên Việt 100 tỷ đồng, sắp đến hạn trả nợ, nếu không thu xếp được dòng tài chính sẽ làm tê liệt doanh nghiệp. Hội đồng quản trị thông qua giá bán mới, sau khi bán hết số căn hộ trên, số lỗ từ hoạt động này dự kiến khoảng 70 tỷ đồng. Kết quả bán 85 căn hộ trên thế nào không ai hay, nhưng 1 năm sau, ngày 7/12/2012, ông Hoàng Ngọc Sáu, tiếp tục ký văn bản báo cáo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc “cắt lỗ” khi bán đấu giá khu đất Petrovietnam Green House tại lô H, phường Linh Tây, Thủ Đức. PVL tổ chức bán đấu giá thành công với giá khởi điểm là 51 tỷ đồng, dự kiến lỗ khoảng… 112,3 tỷ đồng. Nhưng đó chỉ là 2 dự án lớn “cắt lỗ”, thi thoảng PVL cũng thông báo cắt lỗ nhỏ như chuyển nhượng cổ phần tại Công ty cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Gia Phú lỗ 7,5 tỷ đồng; bán 2 tài sản tại 25-27 cư xá Chu Văn An và 86A D5 phường 26, quận Bình Thạnh lỗ 5,61 tỷ đồng. Như vậy, 2 năm qua PVL chính thức công bố qua những lần cắt lỗ trên 195 tỷ đồng. Trở lại với dự án PL, báo cáo tài chính hợp nhất quý IV - 2012, PVL giải thích là đang triển khai bán hàng, chưa bàn giao cho khách hàng nên chưa ghi nhận doanh thu. Nhưng thật bất ngờ khi biết rằng, PVL chỉ là 1 nhà đầu tư thứ cấp của dự án này. Theo hồ sơ chúng tôi có được, PVL mua sỉ dự án PL 139 căn, sau đó thông qua Công ty cổ phần Đầu tư thương mại dịch vụ Hưng Thịnh Phát bán ra thị trường bằng hợp đồng tiếp thị và môi giới độc quyền. Trong khi đơn vị môi giới đang bán được 54 căn thì PVL tự ý phá vỡ hợp đồng, hiện tại hai bên đang lôi nhau ra tòa vì những điều khoản chưa tất toán xong. Thiệt cho ai? Vào thời điểm PVL cắt lỗ gây xôn xao dư luận thì Công ty cổ phần Bất động sản xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC Land) “nhảy ra” tuyên bố: chủ đầu tư dự án PL là PVC Land, việc giảm giá bán căn hộ là của nhà đầu tư thứ cấp, không liên quan đến chính sách của chủ đầu tư; không ảnh hưởng đến chất lượng dự án; hiện nay dự án đang trong quá trình khẩn trương thi công hoàn thiện để bàn giao khách hàng - công văn do ông Vũ Anh Tú, Phó Tổng giám đốc PVC Land ký gửi khách hàng ngày 31/10/2011. Vậy PVC Land là ai? Trên website của công ty này, thông tin chi tiết mới nhất là Báo cáo tài chính nửa năm 2011, hết sức đơn giản, vỏn vẹn trong 6 trang giấy không hề đả động đến dự án PL. Tiếp tục lùi lại, Báo cáo tài chính năm 2010 có khá nhiều thông tin đáng chú ý. PVC Land vay của Ngân hàng Liên Việt 100 tỷ đồng qua 3 khế ước, bắt đầu từ tháng 8/2010, lãi suất ban đầu 15,54% nhưng sau hai lần điều chỉnh đến cuối năm lãi suất tăng lên 20%, “mục đích vay đảm bảo vốn thanh toán cho các nhà thầu thi công dự án PL”. Cũng vào cuối năm 2010, toàn bộ giá trị đầu tư cho dự án là 251 tỷ đồng nhưng “đã bán” là 332 tỷ đồng. Mặt khác, hồ sơ của PVC Land thể hiện rõ hơn, cổ đông sáng lập gồm có: Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX): góp 58,33%, PVL góp 13,33%, Công ty cổ phần Đầu tư và thẩm định giá dầu khí (PIV) góp 2,83%. Cuối năm 2010, cơ cấu góp vốn đổi thay: PVX giảm tỷ lệ góp vốn xuống 41,67%, PVL tăng lên 30%. Tuy nhiên, tìm hiểu sâu hơn thấy rõ sự chồng chéo của các công ty này có chung “tên mẹ” dầu khí, cùng lỗ te tua. Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVX) là mẹ của PVC Land, góp vốn 76%, đến cuối năm 2012 tổng số vốn “mẹ bơm cho con” là 203 tỷ đồng. Trong PVL cũng có phần vốn của PVX, 86,1 tỷ đồng, rồi cũng có sự tham gia của Tổng Công ty cổ phần Tài chính dầu khí Việt Nam với tỷ lệ 6,18%. Kết quả kinh doanh, theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV - 2012 PVL lỗ 26,5 tỷ đồng. Cuối cùng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam là “mẹ” của PVX, “mẹ” bơm vốn liên tục, đến cuối năm 2012 nâng tỷ lệ sở hữu lên 54,55% với tổng số vốn là 2.181 tỷ đồng. Vốn đổ vào ào ạt là vậy nhưng kết quả kinh doanh của năm 2012, PVX là công ty lỗ to nhất trên cả hai sàn chứng khoán lên tới 1.368 tỷ đồng. Vấn đề nghi ngại nhất hiện nay,lỗ lã “toàn tập” sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn thiện dự án chung cư PL như thế nào. Bao lâu nữa những khách hàng đã bỏ vốn vào chung cư PL mới được nhận nhà?
     
     

Chia sẻ trang này