Giá BĐS đã ngừng giảm thậm chí một số khu vực bắt đầu tăng Vấn đề giá cả, lòng tin với thị trường bất động sản một lần nữa được đề cập tại Làng Pháp Bảo Lộc Resort & Spahội nghị triển khai chương trình tín dụng 50.000 tỷ đồng ngành xây dựng tổ chức ngày 17/4. Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhận định, những tháng đầu năm, thị trường bất động sản có tín hiệu tích cực với lượng giao dịch tăng mạnh. Trong quý I, lượng giao dịch qua sàn ở Hà Nội lên đến 1.500 trường hợp, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. 15 ngày đầu của tháng 4 đã có tới 800 lượt giao dịch thành công. Ông Nam dẫn chứng, hàng loạt dự án có lượng giao dịch tốt như Times City, 175 Nguyễn Trãi, Victoria Văn Phú… “Các dự án từ vành đai 3 đổ vào giao dịch vẫn rất tốt, trong đó, người mua để ở Alà chủ yếu, không phải nhà đầu tư”, ông Nam cho hay. Theo ông Nam, xu hướng giảm giá bất động sản đã ngừng. Ngoại trừ các dự án ở xa, hạ tầng chưa đồng bộ, các dự án đang hoặc đã hoàn thiện ở trung tâm thậm chí còn tăng giá. Nhiều trường hợp có vị trí tốt, cơ cấu căn hộ đa dạng, tiến độ tốt vẫn có tính thanh khoản cao. “Căn hộ dưới 100 m2 rất khó mua. Các trường hợp giá bán trên dưới 20 triệu đồng mỗi m2 là không còn hàng”, Thứ trưởng Xây dựng nhận định. Tại hội nghị, nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, củng cố lòng tin đối với thị trường bất động sản đang là một nhiệm vụ cấp bách để khơi thông địa ốc. Bởi vừa qua, thị trường bất động sản bị khủng hoảng niềm tin trầm trọng. Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) dẫn chứng, thực tế, người dân không dám tiếp tục góp nhà theo tiến độ vì e ngại tình trạng mua nhà trên giấy. Nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu xây dựng không dám ứng trước nhân công, vật tư để thi công vì lo không được thanh toán theo cam kết. Chủ đầu tư không dám tiếp tục triển khai do không huy động được vốn và thiếu đầu ra. Còn ngân hàng cũng thận trọng hơn khi cho vay. “Sự thiếu tin tưởng lẫn nhau dẫn đến tình trạng nợ đọng, nợ xấu tăng cao, thanh khoản bất động sản giảm, công trình dở dang tăng”, ông Mạnh nhận xét. Lãnh đạo Vụ tín dụng cho rằng, trong bối cảnh địa ốc khó khăn, chuỗi liên kết 4 nhà sẽ lấy lại lòng tin của thị trường, giúp địa ốc phát triển. Đây là sản phẩm tín dụng mà các ngân hàng ký hợp đồng liên kết với chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp vật liệu xây dựng để kiểm soát dòng vốn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giảm bớt tồn kho vật liệu xây dựng và bất động sản. Theo ông Mạnh, về bản chất, sản phẩm liên kết 4 nhà là chương trình tín dụng thông thường, không có ưu đãi về lãi suất. “Sau khi thí điểm, Ngân hàng Nhà nước sẽ đánh giá tổng kết và xem xét ban hành văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn phát triển sản phẩm tín dụng này”, ông Mạnh nói. Tại hội nghị một số ý kiến đặt câu hỏi, liệu chuỗi liên kết 4 nhà trong chương trình 50.000 tỷ có lợi ích nhóm? Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa giải thích, lợi ích nhóm là một khái niệm thông thường có từ trăm năm nay. Trong khi dó, theo ông Nghĩa, khái niệm này bị hiểu sai lệch và luôn mang nghĩa tiêu cực. Vị chuyên gia kinh tế khẳng định dòng tiền được kiểm soát chặt ngay từ đầu nên sẽ không có lợi ích nhóm. “Nhiều người luôn nghĩ rằng ở đâu đó có có một nhóm ngồi ủ mưu tính lợi lộc cho mình, thậm chí nghi ngờ tập đoàn này tập đoàn kia, nhưng thực chất đây chỉ là lợi ích chính đang từ kinh doanh thu được”, ông Nghĩa nói. Ông Phan Thành Mai Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng bổ sung, chuỗi liên kết 4 nhà sẽ gắn trách nhiệm giữa các đối tượng tham gia. Trong đó, bản chất là ngân hàng đang quảnlý dòng tiền đúng mục đích. Chủ đầu tư phải nộp tiền vào ngân hàng, các đơn vị cung ứng nếu không tuân thủ sẽ không đủ biên bản nghiệm thu và không thể giải ngân. “Tất cả phải đảm bảo hoạt động nghiêm túc nếu không dòng tiền sẽ không đi đến đâu, thiệt hại là tất cả”, ông Mai cho hay. Số đông các ý kiến tại hội thảo cho rằng, phương thức liên kết 4 nhà trong chương trình 50.000 tỷ có mục đích tốt nhưng cách làm cần phải được thực hiện nghiêm túc. Nếu thực hiện đúng dự án sẽ được khơi thông, lấy lại được lòng tin của khách hàng. Trường hợp vận hành sai, lòng tin của người dân sẽ mất, thị trường tiếp tục khó khăn. “Quy mô chuỗi liên kết không quan trọng là 50.000 tỷ hay 70.000 tỷ đồng. Điều quan trọng là làm tốt thì ngân hàng sẽ vào cuộc, người dân sẽ tham gia, doanh nghiệp vào cuộc và gói sẽ to ra”, Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhận định. Theo ông Nam, cùng với nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, sắp tới Quốc hội sẽ thảo luận về luật kinh doanh bất động sản và luật nhà ở. Do đó, Chính phủ sẽ có thêm nhiều quy định chặt chẽ về việc bán nhà ở hình thành trong tương lai từ đó làm minh bạch hoá thị trường.