Giới sinh viên qua nhiều thế hệ vẫn có sở thích mua sắm đồ cũ

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi thanhlydocu, 27/4/16.

  1. thanhlydocu

    thanhlydocu Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    22/1/16
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Giới tính:
    Nam
    Tuy không còn là mốt rầm rộ như mấy năm trước, song, sở thích mua sắm ở “chợ” đồ cũ vẫn ngấm ngầm tồn tại trong giới sinh viên qua nhiều thế hệ.

    Nói đến những khu “chợ” đồ cũ thì không thể không kể đến “chợ” đồ cũ Nguyễn Khánh Toàn, “chợ” đồ cũ Nguyễn Văn Huyên, “chợ” đồ cũ Đê La Thành… Đây đều là những địa chỉ đã “thành danh” trong lĩnh vực buôn bán đồ cũ của mình.

    Thời gian gần đây, “chợ” đồ cũ mọc lên như nấm với đủ mọi loại mặt hàng được bày bán nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm giá rẻ của sinh viên. Qua nhiều năm tồn tại, những khu chợ tự phát thế này đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, là nơi thường xuyên lui tới của một bộ phận không nhỏ giới sinh viên.

    Bạn Hằng Nga, một khách hàng quen thuộc của các khu chợ đồ cũ, chia sẻ: “Mình và các bạn khác đều là sinh viên nên thường xuyên mua đồ cũ giá rẻ ở đó, giá cả hợp lí hơn nữa chất lượng cũng được, lại còn có nhiều cái hay nữa chứ”. Cô bạn đang ngần ngừ chọn một món đồ thì vui vẻ quay sang kể tiếp: “Cứ bạn nào trong phòng muốn mua thứ gì đó là cả phòng lại kéo nhau đi cùng, đến đây thấy nhiều cái rẻ và đẹp nên thành thử không có ý định mua cũng thành mua bạn ạ”.

    Cũng giống Nga, Hùng – ĐH Thương Mại là một khách hàng quen thuộc của “chợ” đồ cũ Nguyễn Khánh Toàn cho biết: “Mua đồ ở đây được cái thoải mái trả giá mà không sợ người ta cáu gắt, thuận mua vừa bán. Nếu biết cách trả giá khôn ngoan thì sẽ mua được với giá rẻ bất ngờ đấy”.

    Theo chân một cậu bạn thân, tôi được dẫn đến khu chợ Nguyễn Khánh Toàn để cùng mua đồ cũ. Khu chợ này bày bán rất nhiều mặt hàng, từ quần áo giày dép cho tới tất, dây thắt lưng, ví … hầu hết được bày la liệt trên vỉa hè kéo dài đến gần hết đoạn đường Nguyễn Khánh Toàn. Trừ giày dép ra, mặt hàng quần áo đều trông như mới chứ không ai nghĩ đó là đồ cũ. Giá cả các mặt hàng ở đây dao động từ 50 đến tầm 250 nghìn, rất phù hợp với túi tiền của sinh viên.

    Khoảng hơn 8 giờ tối, rất nhiều bạn trẻ mà hầu hết là sinh viên vẫn quây quanh những gian hàng tự phát trên đường để chọn cho mình những mặt hàng tốt và giá ưu đãi nhất. Đa phần những bạn trẻ đến với khu chợ này hầu hết là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng gần đó như ĐH Sư Phạm, HV Báo chí hay gần nhất phải kể đến là những sinh viên trường CĐ Sư Phạm.

    Một chủ hàng quần áo vừa cười vừa tâm sự: “Hầu hết quần áo tôi bán được đều là bán cho sinh viên, chúng nó kéo nhau đến đây đông lắm, lại còn mặc cả giỏi nữa chứ”.

    “Chợ” đồ cũ, chất lượng cũ

    Không phải bạn sinh viên nào cũng gặp trái ngọt khi mua hàng ở những địa chỉ đó, thậm chí nhiều người đã tự gặt trái đắng về cho mình.

    Vừa gặp Phong – ĐH Thương Mại, anh bạn đã càu nhàu: “Đúng là đen đủi, giầy với dép, mới đi vài ngày mà dở chứng, bực cả mình”. Hỏi ra mới biết cậu ta mới mua được đôi giày ở đường Nguyễn Văn Huyên, mới đi được ba ngày đã bị bong đế.

    Không chỉ Phong, Thu – CĐ Sư Phạm HN - cũng nếm "trái đắng" với mớ quần áo mới tậu được. “Mình mới mua hai cái áo thu đông ở Nguyễn Khánh Toàn, mới mặc một lần mà đã xù hết cả lên, thế này thì làm rẻ lau chứ mặc làm sao được nữa”, cô bạn buồn rầu chia sẻ. Thu cũng chia sẻ thêm, không chỉ có cô mà bạn bè và rất nhiều người đã phải khóc dở mếu dở vì mua đồ ở đó.

    [​IMG]
    Trời tối khiến cho các bạn trẻ không thể đánh giá được đúng chất lượng các món đồ tại đây

    Quan sát những mặt hàng được bày bán tại đây có thể thấy chúng đều đeo trên mình cái mác của những nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như ADIDAS, D&G, VL… tuy nhiên chất lượng thì không ai biết thế nào.

    Được bày bán vào khoảng thời gian chập tối, dưới ánh sáng những ngọn đèn đường, người mua không thể quan sát kĩ được nên đa phần mua theo cảm tính nên khó tránh khỏi chọn phải những món đồ dởm. “Chợ” đồ cũ không phải không có đồ tốt nhưng để tinh mắt nhận ra đâu là hàng tốt đâu là hàng dởm thì phải có kinh nghiệm mới có thể chọn được” – Hằng Nga chia sẻ thêm.

    “Chợ” đồ cũ luôn là điểm đến hấp dẫn cho giới sinh viên, tuy nhiên để nói về chất lượng những mặt hàng nơi đây thì không ai dám khẳng định. Để mua đồ cũ được đồ tốt cũng không ai dám chắc mà chỉ có thể dùng hai từ “may mắn”.

    Đây là những khu chợ mang tính tự phát, gây mất mĩ quan đô thị nhưng vẫn chưa được cơ quan có chức năng mạnh tay xử lí, vì thế nó ngày một phát triển mạnh hơn.

    ĐT : 04.3951.8242 - 0985.818.227

    Liên hệ : Nguyễn Văn Thưởng

    Trung tâm chợ : Chợ mua bếp công nghiệp nhà hàng, văn phòng thanh ly do cu( ngay chân cầu thăng long ) bếp công nghiệp điều hòa tủ nhôm kính thiết bị văn phòng thanh lý đồ cũ

    Sưu tầm
     

Chia sẻ trang này