Giúp mẹ tìm hiểu: Bé 2 tuổi ăn cơm nuốt chửng có sao không?

Thảo luận trong 'Rao vặt tổng hợp - Chợ linh tinh' bắt đầu bởi chinhvu1989, 5/5/23.

  1. chinhvu1989

    chinhvu1989 Thành viên xây dựng 4rum

    Tham gia ngày:
    5/1/21
    Bài viết:
    450
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nữ
    Thực tế, 18 tháng tuổi trẻ đã tóp tép nhai cơm như người lớn. Tuy nhiên cũng có bé 24 tháng tuổi vẫn chưa biết nhai cơm khiến mẹ vô cùng lo lắng. Vậy bé 2 tuổi ăn cơm nuốt chửng có sao không? Mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để bỏ túi cách làm hiệu quả nhé!

    1. Giúp mẹ tìm hiểu: Bé 2 tuổi ăn cơm nuốt chửng có sao không?
    [​IMG]
    Bé 2 tuổi ăn cơm nuốt chửng có sao không?
    Theo các chuyên gia, tình trạng này nếu kéo dài có thể gây ra những tác hại cho bé như sau:
    • Hại dạ dày: Thức ăn thô ban đầu được nhai kỹ ở miệng rồi nhờ sự co bóp của dạ dày và hoạt động của men tiêu hóa mà sẽ phân cắt thành miếng nhỏ để hấp thụ ở đường ruột. Nếu trẻ 2 tuổi ăn không nhai, cơm và thức ăn khi xuống dạ dày vẫn còn nguyên kích thước sẽ gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Lúc này dạ dày bắt buộc phải co bóp nhiều hơn, tăng gánh nặng. Các bệnh lý như trào ngược, táo bón.... cũng theo đó mà có nguy cơ xuất hiện cao hơn.
    • Bé bị thiếu chất, suy dinh dưỡng: Thức ăn là nguồn bổ sung dinh dưỡng dồi dào cho bé. Khi dinh dưỡng đủ con yêu sẽ có sức khỏe để đảm bảo quá trình học tập và sinh hoạt bình thường. Nhai là hoạt động khởi đầu của quá trình tiêu hóa thức ăn. Do đó nếu trẻ không nhai, toàn bộ tiến trình tiêu hóa sau đó đều sẽ bị ảnh hưởng. Các thành phần dinh dưỡng sau khi chuyển hóa sẽ chỉ hấp thu được một phần. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ có thói quen không nhai sẽ phải đối diện với nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng cao.
    • Kém phát triển cơ hàm: Thói quen ăn cơm nuốt chửng sẽ sinh ra tật lười nhai, ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển cơ hàm. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời thì bé có thể đối mặt với nguy cơ chậm phát triển.
    • Tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm: Theo nghiên cứu khoa học, tác nhân gây ngộ độc trong thức ăn khi tiếp xúc với enzyme trong nước bọt sẽ bị ức chế hoạt động. Vì vậy thói quen không nhai sẽ khiến khả năng loại bỏ bầm bệnh giảm đi. Trẻ có thể đối mặt với nguy cơ bị đau bụng, viêm ruột hoặc ngộ độc thực phẩm.
    • Trẻ dễ bị căng thẳng: Quá trình tiêu hóa không thuận lợi sẽ khiến con luôn trong trạng thái đầy hơi, khó tiêu. Khi đó, cơ thể dễ rơi vào trạng thái bị stress, khó chịu. Trẻ dễ nổi cáu và quấy khóc thường xuyên hơn.
    2. Làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi ăn cơm nuốt chửng?
    • Tạo một không khi vui vẻ khi ăn
    [​IMG]
    Tạo một không khi vui vẻ khi ăn
    Việc tạo không khí vui vẻ, thoải mái sẽ giúp việc ăn uống của trẻ đỡ căng thẳng hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên tương tác với việc ăn uống của con nhiều hơn để có thể kích thích việc ăn ngon cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế việc cho con vừa ăn vừa xem tivi để tránh kéo dài thời gian ăn của trẻ.
    • Chia bữa ăn phù hợp
    Khi mẹ thấy con ăn ít hơn bình thường thì thay vì ép con ăn nốt thì ba mẹ có thể phân chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ. Mẹ có thể tăng từ 3 bữa chính thành 4-5 bữa nhỏ nhằm việc ăn uống của trẻ trở nên phù hợp hơn và cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết qua những bữa ăn nhỏ.
    >> Tham khảo thêm: Thực đơn cho bé 2 tuổi lười ăn
    • Trang trí thức ăn cho trẻ
    Mẹ nên dành thêm thời gian để trang trí món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Đối với trẻ thì việc nhìn thấy những thức ăn có hình thù ngộ nghĩnh không chỉ kích thích sự thèm ăn của trẻ mà còn giúp trị trẻ biếng ăn một cách hiệu quả. Đây cũng là một trong các cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn ba mẹ không nên bỏ qua nhé.
    [​IMG]
    Bổ sung sản phẩm hỗ trợ sức khỏe để bé ăn ngon
    Ngoài ra, ba mẹ nên bổ sung đầy đủ vi chất cho bé bằng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho con. Ba mẹ nên chọn sản phẩm có chứa những thành phần từ thiên nhiên như canxi tảo biển, vitamin D3, magie… cùng với những thảo dược lành tính như kế sữa, hồng sâm để đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ, giúp trẻ ăn ngon, dễ hấp thu hơn nhé!
     
     

Chia sẻ trang này